

623529


98648


96855


96235
Methanol là một trong các sản phẩm phụ sau quá trình lên men rượu, trong lĩnh vực rượu truyền thống, methanol được loại bỏ bằng quá trình chưng cất. Vậy chưng cất thế nào để loại bỏ được methanol một cách triệt để, an toàn với sức khỏe người uống? Nhằm giải quyết câu hỏi này, đầu tiên, hãy hiểu rõ các tính chất của methanol.
Methanol theo wikipedia là một hợp chất hóa học có công thức phân tử CH3OH hay CH4O. Còn có tên gọi khác là rượu methyl, thường tồn tại dạng lỏng, thường được sử dụng để sản xuất diesel sinh học.
Methanol là cồn công nghiệp được điều chế từ gỗ nên còn được gọi là “cồn gỗ”.
Methanol là sản phẩm sản xuất tự nhiên trong quá trình chuyển hóa nhiều loại vi khuẩn kỵ khí, và phổ biến trong đời sống.
2CH3OH + 3O2 → 2CO2 + 4H2O
CH3OH + O2 → HCHO + H2O
CH3OH + Na → CH3ONa + ½ H2
Khi uống rượu chứa methanol vượt ngưỡng, do có thể tích phân tử siêu nhỏ methanol dễ dàng được ruột hấp thụ sau đó đi vào phổi. Cơ thể nhanh chóng hấp thu và đạt ngưỡng từ 30-90p. Bản thân methanol không độc hại, khi vào cơ thể vẫn có hiện tượng như “say rượu” bình thường, do đó người uống rất dễ chủ quan cứ nghĩ ngủ đến sáng sẽ tỉnh như mọi cuộc vui khác – hiện tượng nhiễm độc chậm. Methanol đi vào can thận chuyển acid formic (chất độc), cuối cùng là formate, gây nhiễm toan chuyển hóa. Acid formic tích tụ trong võng mạc và gây tổn thương vĩnh viễn ( mù lòa), trường hợp nặng hơn có thể tử vong.
Nên nếu muốn có được sản phẩm rượu đạt an toàn thực phẩm theo quy định, hàm lượng Methanol đạt chuẩn thì chúng ta cần triệt tiêu Methanol càng nhiều càng tốt, bắt đầu ngay từ giai đoạn lên men và cuối cùng chưng cất
Methanol là một chất lỏng có điểm sôi ở xấp xỉ 65 độ, một tính chất quan trọng mà chúng ta cần ghi nhớ nếu muốn tách khỏi rượu. Trong khi đó, rượu uống thì lại có nhiệt độ sôi xấp xỉ 80 độ. Vì vậy, chỉ bằng vật lý thông thường, chúng ta cũng có thể loại bỏ được methanol trong quá trình chưng cất.
Khi chưng cất rượu, chỉ cần làm nồi bỗng rượu sôi ở khoảng 65-75 độ (không phải làm nóng khoảng 65-75 độ), khi đó thì hỗn hợp chảy ra sẽ có nồng độ methanol rất đậm đặc, chúng ta thu tách lượng nhỏ hỗn hợp này bỏ đi hoặc chưng cất lại là sẽ loại bỏ được Methanol.
Nhưng trong chưng cất dân gian rất khó để nồi bỗng sôi ở 65-75 độ (vì chênh lệch áp suất bên trong nồi) nên kinh nghiệm hãy để nồi rượu ở nhiệt độ thấp hơn 100 độ. Cách làm đơn giản nhất là hạ lửa sao cho dòng rượu chảy ra nhỏ giọt khoảng 30P, thu được khoảng 1 lít rượu đầu cho nồi 100kg sẽ đạt chuẩn về nồng độ methanol có trong rượu. Lít rượu này sẽ bỏ đi hoặc chưng cất lại theo kỹ thuật đặc biệt là ta đã thu được hay loại bỏ được phần lớn Methanol. Đến khi ngắt đủ lượng rượu đầu cần bỏ, thì mới bùng lửa lên để chưng cất như bình thường.
Nhiệt độ sôi của chất lỏng (trong bài viết này bàn về methanol) phụ thuộc áp suất trên mặt thoáng – áp suất khí càng lớn, nhiệt độ sôi càng cao và ngược lại.
Các nước tiên tiến, họ sẽ sử dụng máy hút chân không, tạo ra áp suất trong nồi khoảng 1 atm, với áp suất này chỉ cần nhiệt độ lên đến 65-75 độ là nồi rượu đã sôi. Ở điểm sôi này Methanol sẽ hóa hơi và bay ra trước, còn rượu uống lại sôi ở 79 độ nên lượng hóa hơi không đáng kể, và đó là nguyên lý đơn giản của công nghệ tách bỏ methanol trong chưng cất.
Tổng kết:
Câu hỏi mang tính chất khoa học như loại bỏ methanol cũng chính là kinh nghiệm ngàn đời cha ông ta truyền lại bằng cách ngắt rượu đầu. Nhưng một số bộ phận các nhà nấu rượu vì hám lợi mà vẫn có nhiều lít rượu không đạt ngưỡng an toàn trôi nổi ngoài thị trường? Methanol không chỉ sinh ra trong quá trình nấu rượu mà còn là sản phẩm của quá trình kinh doanh vô đạo đức, pha lẫn các tạp chất giá rẻ thành rượu truyền thống.
Xem thêm: