Chưng cất thủy thượng là gì? Tìm hiểu về nồi chưng cất thủy thượng

4.5/5 - (12 bình chọn)

Chưng cất rượu là công việc không chỉ đòi hỏi tính sự tỉ mỉ, cẩn trọng trong từng công đoạn. Đó còn là kinh nghiệm và kiến thức được áp dụng trong toàn bộ quá trình từ chọn lựa nguyên liệu tới ủ men và đặc biệt là chưng cất. Chưng cất thủy thượng là một trong những phương thức chưng cất được bà con ta sử dụng phổ biến để nấu nên những loại rượu với hương vị riêng. Vậy đây là cách thức chưng cất như thế nào? Thiết bị chưng cất ra sao? Hãy cùng Rượu Việt tìm hiểu về điều này trong thông tin bài viết dưới đây nhé!

chưng cất rượu
Chưng cất rượu

Chưng cất là gì?

Chưng cất là một phương pháp tách – dùng nhiệt để tách hỗn hợp đồng thể của các chất lỏng khác nhau

Các lò rượu truyền thống tại Việt Nam muốn thu được rượu bắt buộc phải qua công đoạn chưng cất. Khác với phương Tây, họ lên men hoa quả để thu được rượu, không qua chưng cất.

Có 2 phương pháp chưng cất:

  • Chưng cất thủy thượng
  • Chưng cất thủy hạ

Xem thêm: Chưng cất thủy hạ là gì? Ưu nhược điểm của phương pháp chưng cất thủy hạ.

Phương pháp chưng cất thủy thượng là gì?

Từ nhiều đời qua, chưng cất thủy thượng là phương pháp nấu rượu được áp dụng phổ biến và “thuần thục” nhất tại nhiều vùng miền. Tuy nhiên đối với những ai mới tìm hiểu về nghề rượu hẳn sẽ gặp nhiều mỡ ngỡ.

Giới thiệu về phương pháp chưng cất rượu này, Rượu Việt gói gọn trong những ý sau:

– Phương pháp “Thuỷ thượng” (nước lạnh ở trên cùng) bao gồm gồm việc người nấu bắc bếp có nồi đựng cái rượu (cơm rượu) ở dưới cùng. Ở phần giữa là nồi hông (chõ) có ba ba (tên gọi của dụng cụ hứng rượu ngưng tụ) có gắn với ống dẫn sản phẩm ngưng tụ ra ngoài. Trên cùng là thau hoặc chảo sạch chứa nước làm lạnh. Trong khi đó phần đáy thau (chảo) là chỗ rượu ngưng tụ rơi xuống ba ba theo ống dẫn ra ngoài.

– Chưng cất rượu theo phương pháp “chất lỏng” ngưng tụ dưới dạng hơi sương. Quy trình này giúp thu về thứ rượu có độ tinh khiết rất cao và không hề lẫn tạp chất.

– Đây là phương pháp truyền thống, được áp dụng từ lâu đời. Cho tới nay, thủy thượng vẫn được ứng dụng phổ biến trong nhiều lò rượu tại các vùng quê.

Chưng cất thủy thượng
Chưng cất thủy thượng

Tìm hiểu chi tiết về nồi chưng cất thủy thượng

Một trong những dụng cụ quan trọng của phương pháp này đó chính là nồi nấu. Chúng đóng vai trò quyết định tới chất lượng rượu thu được. Chính vì vậy, việc tìm hiểu và sử dụng thiết bị này cần được nắm bắt đầy đủ, chi tiết.

Nồi chưng cất rượu thủy thượng là gì?

Nồi nấu chưng cất rượu theo phương pháp thủy thượng là thiết kế nồi với chất liệu bằng đồng. Cấu tạo của nồi nấu rượu thủy thượng bao gồm 2 phần:

  • Phần thân là nơi chứa bỗng rượu sau đó được đun sôi lên.
  • Phần trên là khoang chứa nước và khi phần bỗng rượu được đun sôi sẽ thoát ra hơi nước và đi qua phần này để ngưng tụ thành rượu. Tại đây, bên trong phần trên sẽ đặt một miếng gỗ sồi có hình dạng giống như ba ba (33 gỗ) để hứng rượu. Ngoài ra còn có một khúc ống tre ngắn để dẫn rượu ra ngoài. Men nấu rượu là loại men gạo được tuyển chọn kỹ càng, kết hợp cùng gạo nếp cái hoa vàng hoặc cơm gạo tẻ tùy từng sản phẩm rượu cần chưng cất.

2 phần của nồi thủy thượng sẽ được kết nối với nhau bằng 1 đoạn rỗng (ruột gà). Chúng giúp làm lạnh hơi rượu đi qua và ngưng tụ lại để tạo ra rượu thành phẩm.

Ưu điểm của nồi chưng cất rượu thủy thượng là gì?

Nồi thủy thượng là thiết bị không mới nhưng cho tới nay vẫn có tính ứng dụng rất cao. Điều này xuất phát từ việc chúng có rất nhiều ưu điểm, cụ thể:

– Đơn giản, dễ sử dụng: bởi đây là dụng cụ nấu rượu từ ngàn đời. Tính truyền dạy qua nhiều thế hệ giúp thiết bị này dễ tiếp cận với những người nấu rượu.

– Có độ bền cao: với chất liệu sử dụng là đồng hoặc gang, nồi chưng cất có khả năng chịu nhiệt cao, không bị biến đổi theo thời gian và không dễ vỡ, bóp méo.

– Tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu: nồi chưng cất được có mức giá bán rẻ hơn so với nhiều thiết bị khác. Ngoài ra, do chúng sử dụng cách thức đốt nhiệt dưới đáy nồi (than, củi). Nên tại nhiều vùng núi, vùng thôn quê, người nấu rượu hoàn toàn có thể tận dụng được nguồn than củi có sẵn có.

Nhược điểm

Mặc dù có rất nhiều ưu điểm nhưng nồi chưng cất này cũng tồn tại một vài nhược điểm nhất định. Người nấu rượu nên tìm hiểu và nắm rõ điều này để tránh sử dụng mà không hiểu rõ về cơ chế hoạt động của chúng.

– Dễ nhiễm khói bụi trong quá trình chưng cất gây ảnh hưởng đến chất lượng rượu.

– Tốn nhiều thời gian, công sức và người nấu luôn trong trạng thái phải trông chừng.

– Hiệu suất thu rượu không cao, không thích hợp với việc phải chưng cất số lượng rượu lớn.

– Mất thời gian trong việc cọ rửa, làm sạch nồi do bám muội than

nồi nấu rượu truyền thống sử dụng nhiệt
Nồi nấu rượu đun bằng củi rất khó vệ sinh

Tổng kết

Thủy thượng là phương pháp chưng cất đã có từ lâu đời. Cho phép người nấu thu về những giọt rượu đáp ứng các tiêu chí cơ bản. Tuy nhiên, cách thức chưng cất này cũng tồn tại song song cả ưu và nhược điểm. Do đó, người nấu cần nhận thức rõ ràng để cân nhắc và lựa chọn cách thức nấu rượu phù hợp. 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

[…] cao, phải có kinh nghiệm và khéo léo đó là chưng cất. Bên cạnh phương pháp thủy thượng, ông bà ta còn biết sử dụng phương pháp chưng cất thủy hạ, cũng là một trong […]

Các bài viết tương tự
đặc điểm những loại men rượu

6233549

Men rượu có những loại nào – đặc điểm, cấu tạo là gì?
cách làm cơm rượu

1175135

Cơm rượu, cái rượu là gì? Ăn có tốt không? Mẹo ủ cơm rượu ngon
Chưng cất trong áp suất thấp, áp lực thấp

1102193

Chưng cất chân không là gì? Đặc điểm của chưng cất chân không

10961211

Phân biệt các loại mơ, loại nào ngâm rượu loại nào uống