Ẩm thực Việt Nam có những nét đặc trưng gì?

5/5 - (2 bình chọn)

Khái niệm về văn hóa ẩm thực nghe có vẻ trừu tượng kỳ thực lại bắt nguồn từ quá trình hoạt động sinh sống hằng ngày của con người. Với người dân Việt, nền ẩm thực là những bữa ăn hàng ngày, trong những dịp lễ tết, tiệc tùng hay thậm chí là các buổi nhậu ,…Không chỉ phản ánh đời sống vật chất, nét văn hóa đặc trưng ẩm thực Việt Nam thể hiện truyền thống và truyền tải giá trị văn hoá. Chúng tạo nên một bản sắc riêng, điều mà bất kỳ du khách nước ngoài nào khi tới Việt Nam đều trầm trồ, thích thú. Hãy cùng Rượu Việt tìm hiểu văn hoá ẩm thực Việt trong thông tin bài viết dưới đây nhé!

Những đặc trưng thú vị của ẩm thực Việt 

Mỗi nền văn hóa, mỗi quốc gia sẽ có cho mình một “bản ngã” riêng. Ẩm thực Việt cũng không ngoại lệ. Theo ý kiến của Tiến sĩ sử học Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, nét văn hóa ẩm thực Việt Nam bao gồm đặc trưng cơ bản như sau:

Tính hoà đồng, tính đa dạng

Tính hòa đồng ẩm thực Việt bắt nguồn từ cách dễ dàng tiếp thu, thu nhận những tinh hoa từ ẩm thực của các dân tộc khác. Từ đó, người Việt “cải biên”, dung hòa và sáng tạo nhằm tạo nên những món ăn của riêng mình. Điều này chính là công thức làm nên sự đa dạng của ẩm thực của nước ta từ Bắc chí Nam.

Đa dạng về ẩm thực

Tính ít mỡ

Một trong những đặc trưng lớn nhất của các món ăn Việt đó chính là cách thức sử dụng nguyên liệu với thành phần ít mỡ. Người Việt yêu thích các món ăn từ rau, củ, quả nên vận chung chúng trong rất nhiều công thức nấu nướng. Điều này giúp các món ăn trở nên thanh đạm, ít dầu mỡ hơn.

Nói như vậy không có nghĩa người Việt không sử dụng dầu ăn. Trong nền ẩm thực, những món xào, chiên vẫn xuất hiện rất phong phú. Tuy nhiên, chúng ta không sử dụng quá nhiều thịt như các nước phương Tây, cũng không dùng nhiều dầu mỡ như các món của người Hoa.

Tính đậm đà hương vị trong ẩm thực Việt

Khẩu vị chung của người Việt đều hướng tới hương vị đậm đà, rõ nét. Điều này được thể hiện rất rõ ở cách chế biến với việc sử dụng các loại nước mắt, muối hay bột nên,…

Không chỉ vậy, sự kết hợp của nhiều loại gia vị với tính chua, cay, mặn, ngọt,…cũng được người Việt sử dụng rất linh động. Các món ăn cũng vì vậy mà trở nên hấp dẫn hơn phong phú hơn. Đôi khi, chỉ khác biệt trong cách nêm nếm nhưng vẫn tạo nên các món ăn lạ miệng, thơm ngon.

Món ăn đậm đà với nước chấm, củ hành, củ kiệu,…

Tính ngon và lành trong ẩm thực Việt

Nét văn hóa đặc trưng ẩm thực Việt Nam cũng thể hiện ở độ lành tính và thơm ngon của các món ăn. Trong đó, nổi bật là thuyết âm – dương ngũ hành được áp dụng rất triệt để trong ẩm thực Việt.

Người xưa quan niệm rằng, khi ăn những món ăn có tính hàn thì cũng cần bổ sung những thực phẩm có tính nóng để cân bằng lại. Điều này tạo nên rất nhiều công thức nấu ăn với hương vị đặc trưng riêng mà không có bất kỳ quốc gia nào có được. . Chẳng hạn, những thực phẩm mát như thịt vịt, ốc sẽ được chế biến kèm với các gia vị nóng như gừng, rau răm, những món như tiết canh, lòng lợn bắt buộc phải có chén rượu bổ sung tính nóng thì mới hạn chế được đau bụng.

Việt Nam với nền ẩm thực dùng đũa

Giống một vài nước châu Á, người dân Việt Nam sử dụng đũa trong các bữa ăn. Một món đồ đơn giản nhưng giúp các hoạt động gắp, lấy thức ăn rất dễ dàng. Người ta có thể sử dụng chúng trong các món ăn từ xào, chiên, kho hay thậm chí là cảnh các món canh. Đũa đã trở thành dấu hiệu cho mọi bữa ăn của người Việt. Đồng thời việc sử dụng đũa cũng trở thành một nét nghệ thuật, đòi hỏi sự tinh tế, đôi khi còn cần có sự ý nghị, khéo léo trong bữa ăn.

 Hiện nay, dù các món Âu, Nhật,…đã du nhập vào Việt Nam kèm theo đó là các dụng cụ như dao, dĩa, nĩa,…Tuy nhiên, đôi đũa vẫn không thể thiếu vắng trong mâm cơm Việt.

Đũa không thể thiếu trong mâm cơm người Việt

Ẩm thực Việt Nam gắn liền với tính tập thể

Người Việt có thói quen khi ăn sẽ dọn sẵn thành mâm và ngồi quây quần lại với nhau. Đây được xem như thói quen thường nhật và bữa ăn cũng là thời điểm mà mọi thành viên trong gia đình tụ họp, sum vầy. Có thể nói, đây là một trong những nét văn hóa đặc trưng ẩm thực Việt Nam vô cùng tốt đẹp và cần được lưu giữ. Chúng không chỉ thể hiện không khí gia đình ấm cúng, bữa ăn còn là dịp để mọi người cùng chia sẻ, trò chuyện, quan tâm nhau nhiều hơn. Tình cảm giữa các thành viên cũng vì vậy được thắt chặt. Hay chỉ cần “đội nhà” đá thôi là từ những bạn trẻ đến các bậc có tuổi cũng vui vẻ tụ họp tại quán bia, quán nhậu ven đường nào đó

Ẩm thực Việt Nam – Tính hiếu khách

Trước mỗi bữa ăn, lời mời là điều người Việt thường thực hiện. Họ mời những người cùng ăn cơm thưởng thức các món ăn hay thậm chí là mời cả những người lạ vô tình xuất hiện tại gia đình vào thời điểm dùng bữa ngồi xuống, cùng nhâm nhi, cùng ăn uống,…Người Việt không “nề hà” hay xa lạ với khách. Với họ, bữa ăn gia đình chính là sợi dây kết nối hoàn hảo cho các mối quan hệ gần – xa.

Nét ăn uống của người Việt gắn liền với đồ uống có cồn

Từ “nhậu” từ lâu đã được người Việt gọi 1 cách dễ thương ám chỉ những cuộc vui có rượu, bia. Việt Nam luôn nằm trong top 5 các nước tiêu thụ rượu, bia lớn nhất trên thế giới, văn hóa nhậu từ lâu đã len lỏi vào đời sống và trở thành nét văn hóa ẩm thực không thể thiếu. Nó là chất xúc tác người – người, thu hẹp khoảng cách, tăng tình cảm thân hữu, người Việt do đó mà mượn rượu để nói ra những điều sâu thẳm, khó khăn, thành công, khúc mắc hay chỉ đơn giản “đỏ mặt cho có không khí” trong bàn nhậu

Văn hóa nhậu người Việt không thể thiếu rượu

Xem thêm: Văn hóa nhậu của người Việt

Ẩm thực thể hiện văn hóa tinh thần người Việt

Rõ ràng, với những nét văn hóa đặc trưng ẩm thực Việt Nam. Có thể thấy đây chính là một nét đẹp tinh thần trân quý của người Việt. Không chỉ là hoạt động dung nạp về vật chất, ẩm thực hay bữa cơm gia đình Việt mang nét đẹp trong văn hóa giao tiếp, là sự cư xử giữa người với người trong bữa ăn. Chúng chú trọng vào thái độ ứng xử lịch lãm, có giáo dục. Người Việt coi trọng một vài phép tắc, lề lối riêng, từ bản thân, đến trong gia đình và bao gồm cả các mối quan hệ ngoài xã hội.

Để duy trì những giá trị tốt đẹp này, bản thân mỗi người luôn cần phải biết giữ gìn, thận trọng bữa ăn, dành cho ẩm thực sự tìm hiểu và hiểu biết nhất định. Ẩm thực Việt đa dạng, đặc sắc và vẫn luôn chào đón những ai yêu thích, đam mê khám phá. Hãy giữ gìn nét văn hóa này như một phần không thể thiếu trong đời sống thường nhật, bạn nhé!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

[…] Rượu thuốc hoặc là rượu dân tộc là tên gọi chung cho các loại rượu ngâm (thường có tác dụng về sinh lý con người) rất phổ biến trong hệ thống đồ uống ẩm thực Việt. […]

Các bài viết tương tự
đặc điểm những loại men rượu

6233549

Men rượu có những loại nào – đặc điểm, cấu tạo là gì?
cách làm cơm rượu

1175136

Cơm rượu, cái rượu là gì? Ăn có tốt không? Mẹo ủ cơm rượu ngon
Chưng cất trong áp suất thấp, áp lực thấp

1102193

Chưng cất chân không là gì? Đặc điểm của chưng cất chân không

10961211

Phân biệt các loại mơ, loại nào ngâm rượu loại nào uống