

6233549


1175135


1102193


10961211
Từ lâu, ông cha ta đã biết cách ngâm các loại động vật, thảo dược để làm ra những bình rượu thơm ngon, bổ dưỡng. Nhưng mỗi con vật, củ quả đều có những đặc thù và cách sơ chế riêng khi ngâm rượu để tránh ngộ độc và loại bỏ các mùi hôi tanh. Vậy đâu là những lưu ý (công thức) khi ngâm rượu. Hãy cùng Rượu Việt tham khảo bài viết dưới đây!
Rượu thuốc hoặc là rượu dân tộc là tên gọi chung cho các loại rượu ngâm (thường có tác dụng về sinh lý con người) rất phổ biến trong hệ thống đồ uống ẩm thực Việt.
Rượu thường làm bằng rượu trắng nồng độ cao ngâm các nguyên liệu thảo dược hoặc động vật, có dược tính theo các phương pháp cổ truyền. Với ý nghĩa không chỉ để cho thực khách thưởng thức hương vị của rượu mà hầu hết sử dụng như một loại thuốc. Rượu này có mặt hầu như trong mọi gia đình Việt.
Rượu ngâm được phân ra làm 3 loại:
Thảo dược – những loại cây để làm thuốc chữa bệnh (thuốc Nam, thuốc Bắc), được sơ chế và ngâm trong rượu. Có đa dạng rượu ngâm thảo dược: ngâm rượu riêng từng loại thảo dược hoặc ngâm hỗn hợp (gọi là bài thuốc)
Trên thực tế, tùy vào tập quán (bí quyết) mà mỗi vùng miền đều ưa chuộng một số dòng rượu thảo dược. Miền Bắc chuộng rượu táo mèo, mơ rừng, đinh lăng, chuối hột nhưng miền trong lại chuộng rượu động vật như: ong khoái, tắc kè, cá ngựa
Bài thuốc (hỗn hợp thảo dược ngâm cùng rượu) như:
Minh mạng thang: thuốc ngâm rượu của Vua gồm 20 vị thuốc. Trong đó hai bài nổi tiếng nhất là “nhất dạ lục giao sinh ngũ tử” (một đêm quan hệ 6 lần, sinh 5 con trai) và “nhất dạ ngũ giao sinh tứ tử” (một đêm quan hệ 5 lần, sinh 4 con trai). Đây là bài thuốc nổi tiếng của các ngự y bốc cho Vua Minh Mạng, giúp ông hạ sinh 142 người con, gồm 78 hoàng tử và 64 công chúa.
Rượu ngâm động vật thường là loại chưa qua chế biến, sơ chế và ngâm sống chia làm 3 loại:
Loại rượu ngâm đã được công bố có tác dụng trị liệu như: rắn, tắc kè, bìm bịp, hổ cốt,… Đa số dân ta vẫn quan niệm phương pháp tri bệnh theo y học cổ truyền (quan niệm dân gian) “đồng tạng trị liệu” – dùng phần nào làm thuốc sẽ bổ phần đó cho con người.
Tổng hợp các loại rượu ngâm cả động vật lẫn thảo dược. Thực tế, một số động vật nặng mùi, cần phải kết hợp với vị thơm của thảo dược (quế chi) để át mùi.
Rượu rắn thường được ngâm cùng: quế chi, hà thủ ô, tiểu hồi, thiên niên kiện
Rượu thuốc phải có nồng độ cao, từ 45-50 độ với rượu động vật và 40-45 độ với rượu thảo dược. Nếu dùng rượu không đủ độ cồn sẽ không làm chín con vật, từ đó sinh ra nhiễm khuẩn. Gây ngộ độc, hôi tanh. Ngoài ra, sử dụng rượu đạt chuẩn sẽ giúp người uống tránh tiền mất tật mang. Không được sử dụng rượu pha chế từ các loại cồn, nên sử dụng rượu trắng truyền thống mua từ cơ sở sản xuất uy tín.
Đối với người không uống được rượu nặng độ, có thể lấy rượu nặng làm cốt, sau khi con vật/thảo dược đã đủ chín, pha thêm rượu nhẹ độ để giảm nồng độ cồn.
Xem thêm: Lầm tưởng ngâm rượu ong
Rượu thảo dược sẽ có thời gian ngâm ít hơn rượu động vật, thời gian ngâm tối thiểu từ 6 tháng.
Thời gian ngâm quá ngắn sẽ không làm “chín” được nguyên liệu, khiến các tinh chất của nguyên liệu chưa hòa vào rượu.
Rượu thuốc đã được Đông Y kiểm chứng là tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên người uống cũng phải hiểu rõ tác dụng của loại rượu đang uống. Đặc biệt sử dụng đúng liều lượng, không nên quá chén, sa đà vào các cuộc nhậu. Vì rượu thuốc có dược tính cao, khi dung nạp nhiều quá dẫn đến tác dụng phụ, thậm chí là gây ngộ độc, tử vong. Mỗi ngày chỉ nên uống 20-50ml (khoảng 1-2 chén) trong lúc ăn cơm để kích thích tiêu hóa, tránh uống rượu lúc đói.
– Làm sạch thật cẩn thận, cần biết được và loại bỏ những phần chứa độc tính gây hại, ngộ độc.
Ví dụ: Phải tách ruột ba kích trước khi ngâm, sâm cau phải ngâm qua nước vo gạo để loại bỏ độc tố,….
– Một số nguyên liệu cần sao tẩm, phơi khô trước khi cho vào ngâm
Ví dụ: chuối hột rừng, thuốc bắc,….
– Một số loại thảo dược dạng khoáng có chứa thành phần độc như thủy ngân, chì, asen,… Đều không thích hợp để ngâm rượu.
Ngâm rượu động vật quan trọng nhất là khâu sơ chế, người ngâm cần phải biết bộ phận nào chứa độc tố nên bỏ, bộ phận nào gây ra mùi khó chịu hoặc bộ phận nào ngâm rượu dễ gây ra tác dụng phụ
Ví dụ: ngâm rượu rắn phải bỏ nọc, bỏ ruột; bìm bịp phải bỏ sạch lông, nội tạng; rượu tắc kè phải bỏ ruột, bàn chân,..
Tổng kết
Hy vọng bài viết đã tổng hợp những kiến thức để bạn đọc có thể tự ngâm rượu tại nhà một cách an toàn, dễ dàng. Hãy đón xem những bài viết khác với những nguyên liệu cụ thể