Quả mơ hay còn gọi là mơ ta. Tên khoa học là Prunus mume một loài thuộc họ hoa hồng gốc Châu Á. Ở Việt Nam, mơ mọc chủ yếu vùng Sơn La, Lạng Sơn, Lào Cai, Lai Châu. Nổi bật với 2 vị ngọt – chua. Ở các nước Đông Nam Á và đặc biệt là Việt Nam mơ được làm thành mứt, ô mai – món quà vặt nổi tiếng còn phái mạnh thì mơ được ngâm rượu với vị dễ uống, ngọt, thơm, phụ nữ thời hiện đại cũng rất chuộng.

Nhờ lồng ghép 3 phương pháp ngâm ủ trong dân gian và phát triển theo nguyên lý rượu vang, lai ghép phương pháp của rượu mơ Nhật mà các sản phẩm của Rượu Việt rất được sự ủng hộ của khách hàng. Tính đặc thù ngâm ủ tại nhà, cần đơn giản, nhanh chóng, nên Rượu Việt gửi đến bạn đọc cách ngâm mơ rượu mơ rừng như sau.
Chuẩn bị:
- Quả mơ rừng
- Rượu nếp 40 độ
- Đường phèn
- Bình ngâm rượu
- Dao, thớt, mẹt phơi, muối, chậu
Nên chọn mua mơ từ tháng 3-4 dương lịch, đó là thời điểm mơ vào mùa, chín rộ, ngon và rẻ nhất. Nếu có người nhà trên các vùng cao như Sơn La, Lạng Sơn,.. có thể nhờ mua quả mơ rất dễ dàng. Nếu không thuận tiện, các bạn có thể mua trên mạng và hội nhóm facebook cũng khá nhiều.
Chọn và mua quả mơ rừng
Đặc điểm quả mơ:
– Mơ xanh: Rất chua, có thêm vị đắng, thịt rất giòn và khó dập nát.
– Mơ chín vàng: Chua dịu, vị đắng cũng ít hơn, nhiều đường hơn, thịt mềm, mọng nước nhưng dễ bị dập nát.
Để chọn mơ ngâm rượu truyền thống, Rượu Việt gợi ý bạn dùng quả mơ vàng, quả đều, mùi thơm dịu, nhiều nước, vỏ mỏng, chín vàng. Không nên chọn những quả nhũn, dập nát
Sơ chế:
Loại bỏ những quả mơ hỏng, dập nát. Rửa sạch và ngâm 1 giờ với nước muối pha loãng cho sạch lông và phơi ráo nước trên mẹt
Lưu ý:
Nếu cẩn thận có thể dùng tăm nhỏ để lấy cuống mơ khỏi quả.
Bước 1: Ngâm táo mèo với đường => thúc ra siro
Các bạn rải một lớp mơ với một lớp đường phèn phủ bề mặt quả mơ, cứ như vậy cho đến khi hết mơ rừng.
Tỉ lệ mơ/đường ở đây thì các bạn có thể gia giảm tuỳ vào khẩu vị. Nếu thích rượu ngọt hơn thì có thể để tỉ lệ là 1kg mơ 0,9kg đường. Và ngược lại, không thích ngọt lắm thì cho 1 kg mơ với 0,7 kg đường. Không nên thấp hơn 0,7 và nhỏ hơn 0,9 kg đường trên 1 kg táo. Nếu không, vị của rượu sẽ quá chua.
Khi xếp xong, đậy kín miệng bình để tránh vi khuẩn và côn trùng.
Chờ khoảng 3 tuần, quả mơ rừng đã teo tóp, siro lúc này chứa rất nhiều dưỡng chất. Chắt siro ra bình khác, có thể sử dụng một phần để pha nước giải nhiệt mùa hè.

Bước 2: Ngâm rượu với bã mơ rừng
Sau khi chiết, tráng bã mơ rừng 2 lần bằng rượu trắng 40 độ. Đậy nắp ngâm ủ khoảng 3-5 tháng.
Tỷ lệ: 1kg mơ rừng/3l rượu trắng.
Mẹo:
Phải chắt siro và tráng bã mơ rừng bằng rượu trắng hai lần trước khi rót rượu. Tuyệt đối không ủ lẫn rượu trắng và siro, khi đó rượu sẽ bị pha loãng và quả mơ chưa rút hết tinh chất. Có rất nhiều bài viết trên mạng hướng dẫn ủ rượu trắng với siro là không đúng với nguyên lý tự nhiên.
Bước 3: Trộn bình ngâm ở bước 2 và siro ở bước 1
Trộn siro ở bước 1 với bình ngâm rượu mơ ở bước 2, vậy chúng ta đã có bình rượu mơ rừng ngon, màu đẹp để thưởng thức.
Mẹo: Có thể pha loãng thêm rượu nhẹ độ để phù hợp với gu từng người. Thử rượu sau mỗi lần pha loãng, đúng gu thì dừng lại.

Trên đây là hướng dẫn và các mẹo ngâm ủ rượu mơ rừng tại nhà, chúc các bạn ngâm được bình rượu như ý.
Facebook
LinkedIn
Twitter