Nguồn gốc của rượu thế nào? Ông tổ nghề rượu là ai?

5/5 - (2 bình chọn)

“Nam vô tửu như kỷ vô phong” – sinh ra là đấng nam nhi, ai cũng từng thưởng thức qua hương vị nồng nàn, khó phai của rượu. Sự phổ biến của loại thức uống có cồn này hiện nay không còn sự phân biệt về giới tính. Rượu trở thành lựa chọn thường thấy cho khắp các buổi tiệc, cỗ, xuất hiện trên các bàn nhậu,…Mặc dù vậy, không phải ai cũng hiểu rõ về nguồn gốc của loại thức uống này. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nguồn gốc của rượu với những thông tin rất thú vị.

Nguồn gốc của rượu?

Cho tới hiện nay, vẫn chưa có bất kì một tài liệu nào khẳng định chính xác về thời điểm rượu xuất hiện. Dù vậy, khi nhắc đến loại thức uống có cồn này, hầu hết mọi người đều hiểu chúng đã có mặt từ rất lâu đời.

Theo, TT – TS Patrick McGovern (Trường đại học Pennsylvania) cho biết. Bằng các cuộc khảo cổ học và những khám phá từ hũ gốm lấy từ làng Giả Hồ, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc). Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra các vết tính từ một loai thức uống lên men làm từ gạo, mật ong, nho hay táo gai được đựng trong các chum, hũ này. Bước đầu, xác nhận đó chính là một trong những loại rượu cổ xưa nhất trên thế giới.

Cũng theo vị tiến sĩ này, nguồn gốc của rượu có thể từ năm 7000 trước Công nguyên. Và Trung Quốc chính là quê hương của rượu. Để có được kết luận này, TS Patrick McGovern đã tiến hành phân tích rất nhiều loại rượu cổ trong bình đồng lấy ra từ các ngôi mộ thuộc triều đại nhà Thương (bên bờ lưu vực sông Hoàng Giang). Dựa trên những so sánh, đối chiếu, ông đã nhận thấy các sản phẩm rượu cổ được phát hiện này không có màu, có hương thơm lan tỏa tương tự như aceton hay vecni.

Phát hiện mới này được cho là sớm hơn so với các tiên đoán của nhiều nhà khảo cổ học trước đây. (Từng có ý kiến cho rằng Hajji Firuz Tepe (Iran) từ năm 5400 trước Công nguyên mới là quê hương của rượu).

Ông tổ nghề rượu là ai?

Cùng với những phát hiện về nguồn gốc của rượu có mặt từ năm nào. Những câu chuyện lưu truyền về ông tổ nghề rượu cũng được nhắc đến vô cùng thú vị. Theo đó, Đỗ Khang (Thiếu Khang) – một người sống vào cuối thời Tây Chu được tương truyền là người phát minh ra cách nấu, chưng cất những chum rượu đầu tiên. Vì vậy, trong nghề nấu rượu, ông tôn thờ là ông tổ của nghề rượu. Tại Trung Quốc, ông còn được biết đến với các danh xưng như là Tửu thần, Tửu thánh và là một trong mười vị thánh trong lịch sử của đất nước này.

Ông tổ nghề rượu – ảnh sưu tầm

Sử sách cổ xưa (Thuyết văn giải tự của Hứa Thận đời Hán, Sự vật ký nguyên của Cao Thành đời Tống) ghi lại rằng: Thiếu Khang phát hiện ra cách chưng cất rượu nhưng không có tư liệu nào ghi rõ về lai lịch của ông.

Trong khi đó, các câu chuyện dân gian truyền miệng về ông tổ nghề rượu lại có nhiều dị bản. Tương truyền, Đỗ Khang chính là cháu thuộc đằng nội của Thượng đại phu Đỗ Bá thời Chu Tuyên Vương. Chu Tuyên Vương vì tin vào những lời tán huyễn về việc có một cung nhân đã 50 tuổi sinh ra một bé gái sau này sẽ gây họa cho nhà Chu. Chu Tuyên Vương ra lệnh cho Đỗ Bá đi giết chết đứa bé nhưng Đỗ Bá không nhẫn tâm làm vậy nên đã lén đưa đứa trẻ ra khỏi cung. Sự việc bại lộ, Đỗ Bá phải chịu họa sát thân cùng cả gia tộc. May thay lúc đó con trai thứ của Đỗ Bá là Đỗ Thấp Thúc và cháu nội của Đỗ Bá là Đỗ Khang thoát thân.

Đến vùng núi Phượng Hoàng, huyện Nhữ Dương, tỉnh Hà Nam ngày nay, 2 chú cháu dừng chân và quyết định sinh sống tại đây. Cuộc sống trong hang núi với công việc chăn dê trên núi Phượng Hoàng cứ thế tiếp diễn. Đỗ Khang khi đi chăn dắt dê trên rừng thường nằm nghỉ dưới một cây dâu cổ thụ. Dù vậy, sự thiếu thốn lại thường nhớ mong người thân khiến Đỗ Khang ngày càng yếu đi. Đỗ Thấp Thúc là chú thấy vậy đã đi mua phấn khúc – một loại nguyên liệu tương truyền có thể chữa được bệnh – về cho Đỗ Khang ăn. Tuy nhiên, Đỗ Khang vốn kén ăn lại gặp phải loại phấn khúc có hương vị không thực sự hợp khẩu vị nên đã lén chú đem lên núi vứt vào gốc cây dâu.

Tình cờ, một dịp Đỗ Khang bị ốm thật, một trận thập tử nhất sinh. Cho rằng mình sắp chết, lại không muốn tạo gánh nặng cho chú, Đỗ Khang lúc đó đã vào rừng, nằm dưới gốc dâu mình thích, nhắm mắt chờ chết. Đột nhiên ông ngửi thấy hương thơm rất lạ bốc lên từ hốc cây dâu – nơi vất phấn khúc từ nhiều tháng trước đó. Ông phát hiện có một thứ nước thơm phức, khi nếm thử thấy thứ nước ấy không những thơm mà còn rất ngon, có hương vị khó quên. Thế là không nghĩ ngợi, ông đã uống rất nhiều. Sau khi tỉnh dậy bởi cơn hoa mắt, chóng mặt, ông thấy cơ thể khỏe lên rất nhiều. Đưa mắt ra nhìn xung quanh, ông thấy trên mặt đất hiện lên 2 hàng chữ:

Hoạn hải vô vọng hề, mạc cường cứu

Tạo phúc dân gian hề, lạc thiên gia”

Dịch là: “Gặp phải khó khăn hoạn nạn không có ai cứu được, làm việc phúc cho người, tạo niềm vui cho mọi nhà”.

Đỗ Khang lúc đó mới sáng tỏ, loại cao lương khi trộn cùng một chút trộn với phấn khúc có thể ủ thành chất lòng. Và đó chính là nguồn gốc của rượu một cách sơ khai nhất. Đỗ Khang quyết định đặt tên cho thứ nước này chính là “Tửu” (rượu). Sau đó, tiếng lành đồn xa, công dụng tuyệt vời cũng như hương vị thơm ngon khiến cho loại thức uống trong suốt nhưng nồng nàn này càng được yêu thích, phổ biến trong khắp dân gian.

Tổng kết

Hi vọng rằng, với những thông tin về nguồn gốc của rượu được chúng tôi giới thiệu trên sẽ mang lại cho bạn những khám phá. Ẩn giấu sau thứ thức uống có cồn nồng nàn chính là câu chuyện về nguồn gốc của rượu đầy thú vị. Bạn có biết câu chuyện nào về rượu nữa không? Hãy chia sẻ cho Rượu Việt nhé!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Các bài viết tương tự
đặc điểm những loại men rượu

6233549

Men rượu có những loại nào – đặc điểm, cấu tạo là gì?
cách làm cơm rượu

1175136

Cơm rượu, cái rượu là gì? Ăn có tốt không? Mẹo ủ cơm rượu ngon
Chưng cất trong áp suất thấp, áp lực thấp

1102193

Chưng cất chân không là gì? Đặc điểm của chưng cất chân không

10961211

Phân biệt các loại mơ, loại nào ngâm rượu loại nào uống