

6233550


1175136


1102193


10961211
Chúng ta hầu như đã gặp phải (mắc phải) chứng đỏ mặt khi uống rượu, bia mặc dù uống rất ít. Tại sao nó lại xảy ra? Nó có đáng lo ngại hay cách khắc phục là gì? Hãy cùng Rượu Việt làm rõ trong bài viết này nhé.
Rượu, bia là một loại đồ uống có cồn nhằm xúc tác tình cảm người – người, đã trở thành văn hóa trong mọi cuộc vui trên mọi miền. Nhưng cơ thể chúng ta đã tiến hóa hàng triệu năm để biết cách đào thải, trung hòa các chất kích thích xung nạp, hiển nhiên khi gan (bộ phận lọc độc tố) sẽ cố gắng làm tốt nhiệm vụ đó. Khi đồ uống có cồn vào cơ thể, gan sẽ chuyển hóa cồn làm 3 chặng để loại bỏ hoàn toàn chất cồn.
Chặng 1: Chất cồn sẽ được chuyển hóa thành acetaldehyde – là một chất độc, chất này sẽ được phân hủy tiếp trong chặng 2
Chặng 2: acetaldehyde sẽ chuyển hóa thành chất không độc axit axetic
Chặng 3: Axit axetic cuối cùng bị phân hủy thành carbon dioxide và nước.
Để quá trình này diễn ra cần phải có một loại enzim có tên là ALDH (aldehyde dehydrogenase). Ở một số người, ALDH thiếu hụt dẫn đến acetaldehyde tích tụ quá nhiều, cơ thể sẽ tự động giãn mạch máu ra để phản ứng với chất độc này
Từ đó gây ra hiện tượng đỏ mặt khi uống bia rượu.
Theo thống kê của các nhà khoa học cho thấy, khoảng 8% dân số thế giới mắc triệu chứng đỏ mặt khi uống bia rượu. Nhưng con số này ở các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam lại có khả năng mắc hội chứng này cao hơn, ít nhất từ 30%-50% dân số cả nước.
Thực tế, uống rượu đỏ mặt không liên quan đến nhóm máu, đồng nghĩa với bất kỳ ai, bất kỳ nhóm máu nào cũng có thể mắc phải. Đây là triệu chứng di truyền bắt nguồn từ thời Hán của Trung Quốc, dần dần lan sang các nước láng giềng.
Một nghiên cứu của trường đại học tại Mỹ cho thấy, những người uống rượu đỏ mặt tại các nước Đông Nam Á có khả năng mắc các bệnh liên quan đến huyết áp nhiều hơn những người uống rượu không đỏ mặt và những người không sử dụng rượu bia.
Mới đây, một nghiên cứu năm 2020 cho thấy, những nam giới ở Đông Nam Á mắc hội chứng này có nguy cơ ung thư thực quản cao hơn nữ giới và những người không sử dụng rượu bia.
Tuy là tin xấu, nhưng hội chứng này có thể giúp những người mắc hội chứng phát hiện, phòng ngừa các bệnh kể trên tốt hơn.
Xem thêm: Cảnh báo nguy hiểm với rượu Methanol bạn phải biết
Các loại thuốc điều trị chứng đỏ mặt này gọi là thuốc chẹn histamine-2 (H2). Những loại thuốc này hoạt động bằng cách làm chậm quá trình phân hủy rượu thành acetaldehyde trong máu của bạn (có nghĩa là làm giảm chất độc vào cơ thể quá nhanh). Bao gồm:
Các loại thuốc chúng ta thường gọi là thuốc kháng histamin (Zyrtec, Telfast và Clarityne) nhắm vào thụ thể histamin H1 và chúng không có tác dụng đối với chứng đỏ bừng mặt do rượu.
Brimonidine là một phương pháp điều trị phổ biến khác cho chứng đỏ mặt. Đây là một liệu pháp tại chỗ giúp làm giảm mẩn đỏ tạm thời trên khuôn mặt. Thuốc hoạt động bằng cách giảm kích thước của các mạch máu rất nhỏ.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt brimonidine để điều trị bệnh rosacea – Một tình trạng da gây mẩn đỏ và các nốt mụn nhỏ trên mặt.
Một loại kem bôi khác, oxymetazoline, đã được phê duyệt vào năm 2017 để điều trị bệnh rosacea. Nó có thể giúp da mặt bớt đỏ hơn bằng việc thu hẹp các mạch máu trên da.
Một số người cũng sử dụng tia laser và các liệu pháp dựa trên ánh sáng để giảm mẩn đỏ.
Lưu ý: các thuốc kiểm soát tình trạng đỏ bừng mặt khi uống rượu bia sẽ làm bạn hưng phấn và uống nhiều rượu bia hơn. Hãy thận trọng và biết tửu lượng của mình nằm ở đâu khi sử dụng các loại thuốc này.
Triệu chứng uống rượu bia đỏ mặt không gây hại khi bạn sử dụng với mức độ vừa phải, bạn có thể kiểm soát hoàn toàn triệu chứng này bằng cách sử dụng thuốc và hạn chế sử dụng rượu bia thường xuyên. Bên cạnh đó, chọn hãng đồ uống có cồn uy tín, có thương hiệu, nhãn, mác, tem thuế đầy đủ khi sử dụng cũng giúp bạn có một sức khỏe tốt.
Xem thêm: Giới thiệu sản phẩm và giá bán lẻ các sản phẩm của Rượu Việt
[…] Xem thêm: Nguyên nhân uống rượu đỏ mặt, liệu đó có là bệnh lý? […]
[…] Xem thêm: Nguyên nhân uống rượu đỏ mặt? Có phải là bệnh lý? […]