Phân biệt các loại mơ, loại nào ngâm rượu loại nào uống

5/5 - (4 bình chọn)

Theo Wiki mơ/mai/mơ Đông Nam Á tên khoa học là Prunus mume thuộc họ hoa hồng, được trồng để lấy hoa và quả. Loài này ra hoa vào cuối đông-đầu xuân, hoa trắng nở rợp vùng Tây Bắc, mỗi bông có đường kính 1-3cm. Ở Việt Nam, quả mơ trở thành món quà vặt độc đáo còn phái mạnh thì được ngâm rượu như Nhật Bản, Hàn Quốc. Nhưng không phải loại mơ nào cũng ngâm rượu và muối làm ô mai, theo giống mơ và thổ nhưỡng sẽ quyết định chất lượng các loại mơ. Hãy cùng Rượu Việt tìm hiểu nhé! 

Các loại mơ thường thấy ở Việt Nam 

Mơ thóc (mơ lông) 

Tên gọi loại mơ này nói lên hình dáng nhỏ bé của quả mơ, mơ này mọc hoang ở các vùng núi Lai Châu, Sơn La. Đây là loại mơ có kích thước bé nhất, 100 quả được 1kg đường kính chỉ 1-2cm. Vỏ dày, ngoài có lông mịn và hạt to nên cầm lên khá chắc tay. Ít thịt nên cho năng suất không cao. Ra hoa vào tháng 12, chín vào cuối tháng 3 và sang tháng 4. Mơ thóc có vị hơi đắng, chua nhiều, khó ăn, mùi thơm nổi bật. Có thể lựa chọn để ngâm rượu. 

Mơ lông - hay còn gọi là mơ thóc: một trong các loại mơ thường thấy tại Việt Nam
Mơ lông – mơ thóc: quả bé, thơm, tròn đẹp

Mơ Mộc Châu (mơ mai) 

Mơ mộc châu chín muộn nhất trong các loại mơ, vỏ dày, độ chua không gắt như các loại khác, thơm lẫn mùi đào.

“Cô em má đỏ hây hây” là câu miêu tả rõ nhất trái mơ mộc châu. Vì có một phần lai đào nên trái mơ mộc châu được gọi là hoa hậu làng mơ. Mơ xứ Mộc có vỏ bóng, nhẵn và sáng. Vỏ khá dày, quả giống hạch, thịt chắc. Ít chua, chua không gắt như các loại mơ khác. Vì giống lai đào nên mơ có mùi thơm giống đào. Mơ mộc châu phân nhánh ra các loại: 

  • Mơ má đào: rám hồng vàng 
  • Mơ vàng: có vỏ vàng, trái tròn 
  • Mơ ruồi: quả bé hơn 

Mơ mộc châu có vụ thu hoạch muộn nhất, vào tháng 4, có khi đến đầu tháng 5.

Mơ mộc châu - hay còn gọi là mơ mai
Quả mơ Mộc Châu – mơ Mai

Mơ vân nam hay còn gọi mơ lai 

Mơ vân nam mọc chủ yếu tại các vùng Lai Châu, Sơn La, Mộc Châu. Loài mơ này lai với mơ Vân Nam tại Trung Quốc. Quả tròn, nhẵn, không có lông. Đặc điểm là khá nhiều thịt, ăn tốt, vỏ mỏng. Nhưng nhược điểm là ngâm hay bị nát. Ngâm rượu với mơ này thường vẩn đục nhiều, có cặn lắng. Thường mua để ăn hoặc ngâm với đường lấy nước uống giải nhiệt mùa hè, chuộng cả làm mứt. Mơ vân nam chín sau mơ thóc và trước mơ Mộc Châu. 

Các loại mơ thường thấy tại Việt Nam - mơ vân nam
Mơ vân nam – mơ lai

Mơ ta 

Mơ ta là mơ trồng, không phải mơ mọc hoang, có phần đuôi nhọn, hiện đường khứa ở giữa quả. Đất tốt cho quả rất to, đường kính 4-6cm. Mơ ta có kinh tế khá cao do vỏ mỏng, chua ngọt, thơm nhẹ, vị chuẩn ngâm rượu hoặc ngâm đường. Thịt săn nên ngâm rượu không bị nát, ít cặn lắng. Vụ mùa thu hoạch cùng với mơ thóc. 

quả mơ ta, quả có khứa ở giữa, kinh tế cao, mùi thơm nhẹ
Mơ ta

Bạn đọc có thể xem thêm bài viết hướng dẫn cách ngâm mơ rượu mơ 

Người bản địa thường có câu nói: “mùa mơ đến rồi đó” , ám chỉ khi mùa mơ đến đừng bỏ lỡ vẻ đẹp của hoa mơ và thu hoạch mơ vì mùa mơ qua rất nhanh 

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Các bài viết tương tự
đặc điểm những loại men rượu

6232181

Men rượu có những loại nào – đặc điểm, cấu tạo là gì?
Chưng cất trong áp suất thấp, áp lực thấp

110283

Chưng cất chân không là gì? Đặc điểm của chưng cất chân không

1096121

Phân biệt các loại mơ, loại nào ngâm rượu loại nào uống

109053

Phân biệt củ ba kích, thực trạng nhức nhối hiện nay