Quy trình nấu rượu gạo truyền thống chuẩn, ngon, đơn giản tại nhà

5/5 - (2 bình chọn)

Từ xưa đến nay rượu gạo đã trở thành thức uống không thể thiếu trong tiệc, đám hoặc hơn hẳn những bữa cơm của một phần lớn gia đình Việt. Rượu không chỉ là thức uống, nó có nhiều tác dụng trong chữa bệnh, khử trùng,… Hiện nay trên thị trường trong và ngoài nước có rất nhiều loại rượu được quảng bá rộng rãi. Mỗi quốc gia đều có một nền văn hóa riêng, rượu cũng vậy. Ở Việt Nam rượu gạo được xem là loại rượu truyền thống có từ thời ông cha ta, Hàn Quốc cũng nổi tiếng rượu gạo, rượu có màu trắng đục như màu nước vo gạo khác với màu trắng trong của rượu truyền thống Việt Nam.

Uống rượu đã phổ biến đối với người dân, nhưng quy trình nấu rượu gạo truyền thống theo thời đại phát triển càng ít người biết . Hầu hết trong nước mọi người ưu chuộng mua rượu thay vì tự nấu, nó sẽ tiện lợi cho mọi người vì giá thành hợp lí, tiếp kiệm được rất nhiều thời gian. Nhưng hiện nay rượu giả đang tràn lan ra ngoài thị trường, người tiêu dùng lên cẩn trọng khi mua rượu bên ngoài. Hãy cùng Rượu Việt tìm hiểu.

Nguồn gốc xa xưa của rượu

Bạn đã từng nghĩ tại sao rượu phổ biến như vậy? Rượu xuất hiện trong cuộc sống của chúng ta thế nào? Thực ra mọi người uống những ít người biết về nguồn gốc rượu. Rượu đã có từ rất lâu về trước, cái thời đất nước còn chiến tranh. Tới nay chưa có một thông tin chắc chắn về nguồn gốc ra đời của rượu gạo.

Theo TT – TS Patrick McGovern (Trường đại học Pennsylvania, Mỹ) sau khi có kết quả thí nghiệm trên gốm làng Gỉa Hồ, Hà Nam, Trung Quốc. Ông đã tìm ra dấu vết của thức uống lên men từ gạo, mật ong, nho hay táo gai.

Theo ông rượu xuất hiện trên Thế Giới ít nhất 7000 năm trước công nguyên. Có nhiều bài báo viết rượu xuất hiện từ năm 1390 sau khi chiến thắng quân Mông Cổ, binh lính Trung Quốc đã tổ chức tiệc mừng và uống thức uống lên men từ gạo.

Một hộ gia đình nấu rượu truyền thống
Hình ảnh chum rượu tại hộ gia đình nấu rượu

Cách nhận biết rượu truyền thống ngon

Trong quá trình nấu rượu gạo truyền thống mọi người nên biết cách nhận biết rượu ngon hay không. Xem quy trình nấu rượu gạo của mình có đạt chuẩn chưa, rượu gạo ngon khi nấu ra sẽ có màu trong vắt, không có váng đục. Đối với dòng rượu lâu năm màu rượu hổ phách, khi chúng ta lắc mạnh chai rượu sẽ thấy bọt li ti nổi lên.

Thông thường rượu ngon sẽ từ 35-40, đối với nồng độ này sẽ phù hợp cho người dân Việt Nam ta. Khi ta ngửi mùi rượu sẽ có hương thơm thoáng qua của lúa mạch, còn bạn ngửi bị sốc là rượu mới nấu, hoặc không phải rượu nấu, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại rượu giả.

Nếu mọi người muốn mua rượu ngon thì nên kiểm tra kĩ nguồn gốc xuất xứ, các lượt đánh giá về thương hiệu của những khách hàng đi trước để lựa chọn và tin dùng dòng rượu ngon và an toàn cho bản thân và người thân. Quý bạn đọc có thể tham khảo dòng rượu đóng chai của Rượu Việt, các sản phẩm đạt QCVN 6.3-2010.

rượu nếp bách nhật đóng chai có thương hiệu
Rượu truyền thống đóng chai đã có thương hiệu trên thị trường

Quy trình nấu rượu gạo truyền thống

Rượu gạo là loại phổ biến đối với người Việt, chúng ta không còn xa lạ gì trong những mâm cúng, bữa tiệc hay bữa cơm gia đình thường xuất hiện rượu gạo. Quy trình nấu rượu không quá cầu kì đối với người mới bắt đầu, với những bậc ông bà, cha mẹ thì không còn xa lạ gì nữa. Dưới đây là quy trình nấu rượu gạo truyền thống cổ truyền của người Việt chúng ta, với những bước đơn giản giúp bạn có thể nấu thành công ngay từ lần đầu thực hiện.

Nguyên liệu cần cho quy trình nấu rượu gạo truyền thống

Về nguyên liệu mọi người có thể lựa chọn gạo tẻ hoặc gạo nếp. Cả hai loại gạo bạn đều chọn loại đã xay bỏ vỏ trấu còn vỏ cám, lớp vỏ này giúp rượu khi nấu lên thơm hơn. Hiện nay rượu nếp đang có giá thành cao hơn so với gạo tẻ vì độ ngon và thơm hơn của rượu nếp, được nhiều người yêu thích sử dụng.

Sau khi lựa chọn được loại gạo, bạn cần chuẩn bị men rượu. Có rất nhiều loại men như: Men sinh, men lá, men thuốc. Nên chọn men có màu sáng, men còn mới có mùi thơm nhẹ không bị ẩm mốc. Không nên chọn những loại men không rõ nguồn gốc, sẽ gây độc hại cho người sử dụng. Sau khi chọn xong gạo và men rượu bạn cần có nồi chưng cất, sau khi lên men thành công bạn sẽ nấu rượu.

Gạo là nguyên liệu nấu rượu truyền thống
Gạo là nguyên liệu không thể thiếu khi nấu rượu truyền thống

Cách nấu cơm rượu truyền thống

Trong quy trình nấu rượu gạo truyền thống, bước nấu cơm rượu có lẽ ai cũng biết. Bước này bạn vo sạch gạo như nấu cơm bình thường, sau đó ngâm 20 đến 30 phút rồi cho vào nối nấu bình thường. Ngâm gạo giúp cơm không bị vón cục với nhau, đến lúc trộn men dễ dàng hơn. Sau khi nấu chín bạn nên đổ cơm ra ngoài, để cho khô cơm chuẩn bị cho bước tiếp theo.

Nấu cơm rượu truyền thống
Nấu cơm rượu là một trong những bước trong quy trình nấu rượu truyền thống

Cách trộn men rượu đúng cách

Sau khi cơm đã khô, bạn rải đều cơm ra để trộn men. Nhiều người đã biết cách trộn thì bước này rất đơn giản, đối với bạn không rõ tỉ lệ trộn sao cho phù hợp, chúng ta làm theo tỉ lệ 25-30g trộn với 1kg gạo. Trước khi nấu chúng ta cần biết mình nấu bao nhiêu cân gạo, để lúc trộn men có thể chọn tỉ lệ hợp lí. Đối với loại men bột, người dân sử dụng rất nhiều, khi mua về ta giã thành bột và rác đều men là được.

Nghệ nhân đang trộn cơm rượu
Người phụ nữ khéo tay đang trộn cơm rượu

Ủ men rượu gạo truyền thống

Trong ủ men có 2 loại, mọi người cần thực hiện cẩn thận để quy trình nấu rượu gạo truyền thống được thành công nhất.

Ủ khô: Bạn cho cơm rượu đã trộn men vảo một chậu kín, nên đậy trên miệng chậu bằng chăn sạch. Sau khoảng 3-4 ngày bình cơm rượu sẽ dậy nước, có mùi thơm. Bạn ấn tay vào thấy nổi bọt nước lên là được. Nhiệt độ lên men phù hợp từ 20-25 độ C, Nếu trời lạnh bạn nên ủ men gần bếp, còn trời nóng nếu không có điều hòa bạn nên cân nhắc về mội trường ủ men.

Ủ ướt: Khi cơm rượu đã lên men, bạn mang cần thêm nước vào với tỉ lệ 10kg gạo đổ 15 lít nước và đậy kín lại. Giai đoạn này sẽ rơi vào 1-2 tuần, tùy thuộc vào thời tiết, nếu thời tiết lạnh bạn sẽ ủ lâu hơn. Sau thời gian ủ ướt bạn kiểm tra bằng cách nếm vị nước, nếu có vị cay, nước trong là thành công bước ủ men.

Chưng cất rượu gạo truyền thống

Bước cuối cùng trong quy trình nấu rượu truyền thống là chưng cất rượu, bạn đổ hết thành phẩm đã ủ men vào nối. Khi nấu bạn lên căn chỉnh nhiệt độ phù hợp, tránh bị khê hoặc trào nước ra ngoài. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nồi nấu rượu hiện đại, có khả năng tự động cao, giúp quá trình nấu rượu dễ dàng hơn.

quy trình nấu rượu gạo truyền thống
Hệ thống nồi chưng cất rượu

Lời kết:

Trên đây là quy trình nấu rượu truyền thống, mọi người khi đọc bài có thắc mắc gì có thể gửi về cho Rượu Việt. Chúc bạn nấu thành công những mẻ rượu ngon, an toàn và an tâm sử dụng.

Xem thêm:

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Các bài viết tương tự
đặc điểm những loại men rượu

6233549

Men rượu có những loại nào – đặc điểm, cấu tạo là gì?
cách làm cơm rượu

1175136

Cơm rượu, cái rượu là gì? Ăn có tốt không? Mẹo ủ cơm rượu ngon
Chưng cất trong áp suất thấp, áp lực thấp

1102193

Chưng cất chân không là gì? Đặc điểm của chưng cất chân không

10961211

Phân biệt các loại mơ, loại nào ngâm rượu loại nào uống