

6233549


1175135


1102193


10961211
Thế giới Internet đã mang lại cho chúng ta những vô vàn kiến thức chỉ trong vài giây, nhưng có phải những kiến thức đó là đúng? Hay chỉ là giới chuyên viết viết theo cảm quan của tác giả? Có một sự thật rằng ngay cả những bài viết trên trang nhất của Google nói hoàn toàn sai lệch về lý thuyết thực tế, nơi mà ít nhiều họ đã ảnh hưởng đến các doanh nghiệp chính thống, có sự đầu tư bài bản. Hôm nay Rượu Việt sẽ làm rõ chủ đề: Rượu đông đá có nồng độ methanol vượt ngưỡng hay không?
Rượu là một loại đồ uống có cồn, sản xuất bằng quá trình lên men rượu, từ các loại dịch đường, ngũ cốc, lúa gạo hoặc được pha chế từ cồn thực phẩm.
Để hiểu vì sao rượu lại có hiện tượng đông đá hoặc không đông đá khi cho vào tủ lạnh, chúng ta phải hiểu rõ tính chất vật lý của rượu.
Như vậy, rượu bao gồm 2 thành phần chính: nước và cồn
Khái niệm đông đá:
Đông đá của tủ lạnh là trạng thái để một lượng chất lỏng hoặc thực phẩm bất kỳ khi cho vào ngăn đông sẽ hoàn toàn chuyển sang thể rắn.
Như vậy khi rượu đông đá tức là hỗn hợp rượu và cồn chuyển hoàn toàn sang thể rắn, thường được thử nghiệm trong tủ lạnh.
Nhiệt độ đóng đá của rượu phù thuộc vào hàm lượng cồn có trong rượu. Vì nước đông đá ở 0 độ C và cồn -114.1 độ C. Rượu có nồng độ càng cao chứng tỏ nhiệt độ đóng đá càng thấp.
Ngăn đông tủ lạnh có nhiệt độ 18 độ C, với nhiệt độ đó, để đóng băng các dòng rượu nặng, trên 40 độ thực sự khó, nhưng có thể đóng băng các dòng rượu dưới 30 độ sau một đêm. Ví dụ: rượu táo mèo VIP của Rượu Việt, rượu soju, rượu mơ Nhật.
Để tính được chính xác nhiệt độ đông đá của một loại rượu bất kỳ khá khó, do còn phụ thuộc một phần vào các nguyên liệu tạo nên, nhưng để đánh giá rượu đông đá là một chất độc như các “báo” thì quả đúng là phiến diện và sai sự thật. Trừ khi các bạn mua rượu mạnh nhưng bị đóng đá thì quả nhiên đáng nghi ngờ về độ rượu.
Ngay cả methanol nguyên chất cũng đông đá, nhiều bài viết trên mạng không hiểu bản chất