Chỉ tên những loại rượu truyền thống nổi tiếng tại Việt Nam

4.5/5 - (6 bình chọn)

Rượu truyền thống (rượu cổ truyền) từ lâu đã xuất hiện trong văn hóa ẩm thực của Việt Nam. Rượu truyền thống phát triển và trải dài xuyên suốt trong lịch sử, đi cùng với đó là sự phát triển không ngừng những biến thể, thay đổi về tên gọi, về độ, về cách uống cho phù hợp thị hiếu, đại chúng của bộ phận giới trẻ hiện nay. Nhưng ít ai biết về gốc gác, về bản nguyên của những can rượu xa xưa làm nức tiếng một vùng (một làng, một xã). Hôm nay, Rượu Việt sẽ cùng bạn tìm hiểu.

Khái niệm rượu truyền thống

Rượu trắng, rượu đế, rượu ngang, rượu gạo, rượu chưng, rượu cuốc lủi hay rượu quốc lủi đều là cách gọi của loại rượu truyền thống được chưng cất từ ngũ cốc lên men, làm một cách thủ công trong dân gian.

(Theo wikipedia)

Tuy có đa dạng về tên gọi, nhưng về bản chất cũng đều chỉ một một loại chưng cất thủ công. Phần lớn tên gọi các loại rượu cổ truyền dựa vào địa danh của nơi sản xuất ra dòng rượu đó: rượu Làng Vân, rượu Kim Sơn, rượu Phú Lộc, rượu Bầu Đá,…

Rượu truyền thống nếp cái hoa vàng

Rượu nếp cái hoa vàng có nguồn gốc từ vùng đồng bằng sông Hồng, nguồn gốc chính xác của loại mỹ tửu này không ai biết, chỉ biết làm để tiến Vua – dâng Chúa từ xa xưa và nổi tiếng đến tận ngày nay.

Châu thổ Sông Hồng nổi tiếng có độ phì nhiêu tự nhiên cao do phù sa mang lại. Do đó loại nếp cái hoa vàng được trồng tại nơi đây được cho là ngon nhất nước ta, là cái nôi của mỹ tửu.

Rượu truyền thống Nếp Cái Hoa Vàng đóng chai
Rượu Nếp Cái Hoa Vàng đóng chai

Xem thêm: Sản phẩm rượu Nếp Cái Hoa Vàng của Rượu Việt

Rượu ngô men lá Na Hang

Rượu ngô men lá Na Hang lấy theo tên của người dân tộc Na Hang – Tuyên Quang, rượu được sản xuất theo bí quyết của người dân nơi đây. Rượu ngô nơi đây được sản xuất từ ngàn đời, lâu dần trở thành thứ đặc sản khi nhắc về địa danh này. Rượu được ủ bằng men lá, làm từ các loại thảo dược chỉ mọc tại vùng cao. Các bé gái từ nhỏ đã được truyền nghề nấu rượu từ bố mẹ, họ được dạy từ kiếm lá, kiếm rễ, ủ men, nấu rượu,.. coi đó là một trong những công việc chính nên những người phụ nữ Na Hang như những nghệ nhân hiếm có.

Người dân tộc Na Hang nấu rượu ngô men lá
Người dân tộc Na Hang nấu rượu ngô men lá

Rượu Làng Vân – Bắc Giang

Vào năm Chính Hòa thứ 24 (khoảng năm 1700), vua Lê Hy Tông đã sắc phong 4 mỹ tự: Vân – Hương – Mỹ – Tửu để miêu tả những hương vị tinh hoa, ấn tượng cho rượu Làng Vân. Chưa ai khẳng định được rượu này ra đời khi nào, chỉ biết được ra đời trước thế kỷ thứ VI.

Rượu Làng Vân loại ngon nấu từ nếp cái hoa vàng. Hạt gạo phải đủ chín, căng tròn, không có hạt lép, không được dùng gạo còn non hoặc gạo được thu hoạch khi lúa đổ. Men sử dụng là men Bắc, bánh men có độ cứng, không xốp. Bởi vậy hương vị rượu luôn thơm nồng, ngon ngọt. Ngoài ra khi nấu các nghệ nhân lấy nguồn nước sông Cầu, dù vẫn bí quyết đó, lấy nguồn nước từ nguồn khác sẽ không ra được cái hồn của rượu truyền thống Làng Vân.

Cổng rượu cổ truyền Làng Vân - Bắc Giang
Cổng làng Rượu Làng Vân – Bắc Giang

Rượu Đế Gò Đen – Long An

Gò Đen là tên gọi chung của 3 xã (Mỹ Yên, Long Hiệp và Phước Lợi của huyện Bến Lức, tỉnh Long An), đã xuất hiện cách đây hơn 100 năm. Rượu Đế Gò Đen nổi tiếng từ thời Pháp thuộc. Lúc đó, thực dân biến nhân dân ta thành sân sau, bắt dân ta nấu và uống rượu công xi (régie). Rượu công xi nhẹ độ, không phù hợp với văn hóa uống rượu nặng nên dân Gò Đen lén lút nấu rượu trong các đám đế (cỏ thân cao). Khi nấu xong cho vào bong bóng trâu, lợn rồi mang đi uống, bán. Rượu Đế Gò Đen được làm từ 100% từ nếp và bánh men gia truyền, đảm bảo thơm ngon.

Rượu Đế Gò Đen đóng chai
Một thương hiệu rượu Đế Gò Đen đóng chai

Rượu Bàu Đá – Bình Định

Rượu Bàu Đá được làm nên từ vị ngọt của nước tại dòng sông Kông. Dòng nước mát lạnh này được lọc trong những hốc đá ngâm ở Vực Bà, Nước Miên, Nước Trinh, sông Kxôm,… Cộng thêm với sự cần mẫn, tỉ mỉ của con người nơi đây đã tạo nên dòng rượu quốc tửu.

Rượu Bầu Đá có nồng độ khoảng 50 độ, uống nhanh say nhưng say rất êm, không đau đầu. Mặc dù là rượu trắng nhưng khi uống có vị ngọt ở hậu vị. Nghệ nhân nơi đây sử dụng nồi đồng để nấu (tuyệt đối không dùng nồi nhôm), nắp đậy bằng đất nung, cất rượu bằng ống tre. Khi nấu phải để lửa liu riu, không để lửa to mới ra được tinh chất gạo.

Thưởng rượu Bầu Đá cũng phải có nét riêng biệt. Ve vòi rót rượu giơ cao trên 20cm cách miệng chén, rót chảy ra chén hạt mít thành dòng nhỏ sao cho có tiếng kêu róc rách, vun bọt trắng cao  nhưng rượu không được tràn ra miệng chén. Ực một cái thấy thót cả người, thậm chí vỗ đùi, chép chép miệng, hậu vị cay, ấm, chạy đến đâu biết đến đó. 

Một hộ dân nấu rượu Bàu Đá
Một hộ dân nấu rượu Bàu Đá

Rượu San Lùng – Lào Cai

Rượu San Lùng – Là một đặc sản rượu truyền thống của người dân tộc Dao đỏ, được nấu tại Thôn San Lùng – xã Bản Xèo – huyện Bát Xát – tỉnh Lào Cai. Cái tên San Lùng được phiên âm và gọi theo tên thôn, nó có ý nghĩa là Tam Long (3 con rồng) theo tiếng hán (三 龙 Shànlóng). 

Câu chuyện tương truyền rằng: Khi trời đất mới khai sinh trời đất, bản San Lùng thủa ấy chưa định danh. Dân tộc Dao đỏ định cư, lập địa ở đất này vì thấy nơi đây sơn thuỷ hữu tình, có non có suối. Kỳ lạ thay, trên đỉnh núi Sán Lùng luôn có cầu vồng tam sắc, khác hẳn với các nơi khác. Tù trưởng bảo nơi đây vốn là bình rượu của thiên giới, cầu vồng tam sắc chính là hiện thân của 3 con rồng, ngày ngày xuống để lấy rượu sau giấc chiêm bao cho rằng thần linh báo mộng. Từ đó, người dân ở đây nghiên cứu, tìm tòi cách làm men, nấu rượu, chưng cất, trải qua năm tháng, khiến rượu Sán Lùng nổi tiếng như ngày nay.

Một gia đình người dân tộc nấu rượu San Lùng
Hộ dân nấu rượu San Lùng

Rượu Mẫu Sơn – Lạng Sơn

Rượu Mẫu Sơn được lấy tên theo địa danh đỉnh Mẫu Sơn thuộc Lộc Bình – Lạng Sơn, do người Dao sản xuất ra ở độ cao 800-1000m so với mực nước biển. Bí quyết nấu rượu của họ được cha truyền con nối và cải tiến qua nhiều thế hệ. Người Dao có thói quen khi nấu xong, rượu thường được ủ trong những hang đá gió rét tại đỉnh Mẫu Sơn.

Rượu không những giúp họ giữ ấm cơ thể mà còn là đồ uống không thể thiếu trong những dịp đám cưới, lễ hội, ma chay bên cạnh những đặc sản: heo sữa, thịt ếch, gà chạy núi,…

Đỉnh Mẫu Sơn - Lạng Sơn
Đỉnh Mẫu Sơn

Rượu Kim Sơn – Ninh Bình

Rượu kim Sơn được lấy theo địa danh huyện Kim Sơn – là một huyện miền biển duy nhất của tỉnh Ninh Bình. Nơi đây được phù sa bồi đắp nên có năng suất lúa tốt, giống lúa ngon từ đó phát triển mạnh mẽ về nghề nấu rượu truyền thống

Rượu Kim Sơn có nồng độ cồn cao. thường từ 45 độ, khi rót có xuất hiện bỏi tăm, nghệ nhân nấu rượu nhìn bọt tăm là đón ngay được rượu ngon hay không, nặng bao nhiêu độ. Trước kia rượu Kim Sơn đựng trong những vò đất và nút đậy lá chuối

Một nồi nấu rượu của người Dao có thể cho từ 5 – 11 lít rượu, tùy theo quy mô của lò lớn hay bé. Những chai đầu bao giờ độ rượu cũng rất nặng, kể từ chai thứ ba thì gọi là rượu tăm, còn mấy chai sau gọi là rượu bào, nồng độ giảm dần đi. Tuỳ theo người nếm mà quyết định lấy bao nhiêu chai để rồi pha trộn vào nhau mới thành rượu ngon được. Đây cũng là bí quyết của từng nhà mà tiếng chuyên môn gọi là đấu rượu.

Rượu truyền thống Kim Sơn - Ninh Bình
Rượu Kim Sơn – Ninh Bình

Nhắc tới rượu truyền thống, người dân ta hay nghĩ đến những can rượu trắng nặng độ và phương pháp nấu rượu bằng lên men. Không chỉ là thức uống dẫn đầu câu chuyện. Mà nó còn thể hiện hồn cốt quê hương, nơi tinh hoa được chắt chiu và phát triển.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

[…] Cách làm bánh men như trên là bánh men bình thường, dễ bị nhiễm khuẩn lạ không mong muốn, làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng, mùi vị kém đi. Vì vậy, dân gian thường làm bánh men có trộn thêm thuốc Bắc (men Bắc) hoặc các loại lá cây (men lá) để thu được các loại men tương ứng. Các loại men này dùng lâu đời và tạo ra các loại rượu truyền thống nổi tiếng. […]

Các bài viết tương tự
đặc điểm những loại men rượu

6233549

Men rượu có những loại nào – đặc điểm, cấu tạo là gì?
cách làm cơm rượu

1175135

Cơm rượu, cái rượu là gì? Ăn có tốt không? Mẹo ủ cơm rượu ngon
Chưng cất trong áp suất thấp, áp lực thấp

1102193

Chưng cất chân không là gì? Đặc điểm của chưng cất chân không

10961211

Phân biệt các loại mơ, loại nào ngâm rượu loại nào uống