TOP 10 làng nghề nấu rượu nổi tiếng Việt Nam

5/5 - (2 bình chọn)

Các làng nghề nấu rượu tại nước ta đã có từ lâu đời, gắn bó với nền văn minh lúa nước, được biển hiện bằng hương vị, nồng độ, cách ủ men, chưng cất riêng biệt. Những làng nghề đó không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn gắn với nét văn hóa, con người, non nước ở đó. 

Rượu Việt ra đời bằng cách gìn giữ và chắt lọc tinh hoa, giá trị ngàn năm mà các làng nghề rượu truyền thống, ông cha để lại. Hãy du hành cùng Rượu Việt tìm hiểu vì sao 10 làng nghề dưới đây lại cho ra đời những giọt rượu hảo hạng đến vậy.

Làng nghề nấu rượu Bàu Đá – Bình Định

Tên gọi của rượu là do được nấu chủ yếu từ làng Cù Lâm thuộc xã Nhơn Lộc – Tỉnh Bình Định. Bàu Đá là tên của một bàu nước ngày xưa cả làng dùng chung, là nguồn nước để chưng cất rượu, từ đó cái tên Bàu Đá ra đời.

Dụng cụ chủ yếu để nấu đều làm bằng sành, thủy tinh và tre nên có hương vị đặc trưng, người dân nơi đây dùng lửa liu riu, họ quan niệm phải dùng lửa nhỏ mới vắt cạn được tinh chất gạo. Rượu Bàu Đá nức tiếng là rượu nặng nhất Việt Nam, thường trên 50 độ.

Nguồn nước từ làng Cù Lâm chính là hồn cốt làm nên rượu Bàu Đá, cùng một người thợ lành nghề, cùng một công thức, nguyên liệu nhưng chỉ có sử dụng nguồn nước nơi đây mới nấu lên được những giọt rượu Bàu Đá chính hiệu, ngàn người say mê.

lang-nghe-ruou-bau-da
Cổng làng làng nghề rượu Bàu Đá

Làng nghề rượu Phú Lộc – Hải Dương

Phú Lộc xưa kia là một xã thuộc Văn Thai, nay là thôn thuộc xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, từ lâu đã nổi danh với làng nghề rượu truyền thống. 

Theo tương truyền, ngày xưa xã Văn Thai bị giặc phương Bắc xâm lược, cả làng đã bị kẻ ác giê.t hại, tán loạn chạy trốn. Sau khi giải phóng, họ trở về quê hương, thống nhất 2 thôn và lấy cái tên Phú Lộc. Cầu mong đời sống no đủ mà họ chọn nghề rượu là kế sinh nhai bên cạnh làm nông.

Rượu Phú Lộc nổi tiếng từ thời vua Tự Đức và các sản phẩm đã nhanh chóng có mặt tại nhiều tỉnh thành.

Rượu Phú Lộc nổi tiếng nhờ có độ trong suốt, thơm nồng, ngọt giọng, tuy nồng độ cao nhưng uống không bị sốc, rót có sủi bọt bám thành cốc. Nguyên liệu gạo nếp cái hoa vàng được cấy tại huyện Kinh Môn, Kinh Thành, sử dụng men Bắc làm từ 32 vị thuốc Bắc: Nhục Quế, Bạch Truật, Cam Thảo, Bạc Hà, Uất Kim, Đại Hồi, Tiểu Hồi,…

nghe-nhan-nau-ruou
Hình ảnh nghệ nhân tại làng nghề rượu Phú Lộc

Làng nghề rượu truyền thống Đại Lâm (Làng Vân)

Vân hương mỹ tửu lừng biển Bắc

Chiến công như nguyệt rạng trời Nam

Vua Lê Huy Tông vào năm chính hòa thứ 24 (1703) đã sắc phong cho rượu Đại Lâm cái tên “Mỹ tửu”

Làng Vân (Vạn Vân), nằm ở phía Bắc của xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Làng nằm dọc tả ngạn sông Cầu, dài hơn 1km, đối diện với làng Đại Lâm ở bên kia sông.

“Tổ nghiệp” rượu làng Vân là bà Nghi Định, mang nghề nấu rượu từ Trung Hoa về truyền dạy lại cho dân làng Vạn Vân. Từ đó trong làng hình thành cái lệ là cứ mùng 4 Tết, mỗi hộ dân phải cử một người ra chùa Rộc uống máu ăn thề, nguyện thề phải giữ bí quyết nghề tổ rượu, không được truyền cho người ngoài làng, kể cả con gái một trong nhà.

Điểm đặc biệt tại làng nghề này là người trong làng không có ruộng, nếp cái hoa vàng được người làng tuyển chọn rồi mua về ủ với Men làm từ 35 vị thuốc Bắc. 

Nghe đồn rượu làng Vân khi nấu xong thì hạ thổ trong chum, chờ đủ 15 ngày đêm và nhiệt từ 27-30 độ C thì mới được mở nắp. Khi mở nắp, hương rượu dậy lên nồng nàn như có ai vừa mở chõ xôi, đấy chính là rượu ngon.

lang-nghe-nau-ruou-lang-van
Làng nghề rượu Làng Vân

Làng nghề nấu rượu Phú Lễ – Bến Tre

Rượu Phú Lễ xuất thân từ ấp Phú Lợi, xã Phú Lễ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Về quy trình nấu rượu cũng như bao làng nghề, nhưng sâu thẳm lại có những bí quyết riêng. 

Nguyên liệu nấu rượu là loại nếp mùa dài ngày được tuyển chọn, không chà trắng, loại nếp nào có hạt càng dẻo thì rượu sau khi nấu càng thơm ngon. Hồ men để nấu rượu là một trong những bí quyết truyền thống của người dân Phú Lễ. Loại hồ men được lăn với vỏ trấu, phơi trong bóng râm khiến hương vị truyền thống dậy lên ngây ngất khi uống.

Năm 2006, làng nghề rượu Phú Lễ đã được UBND tỉnh Bến Tre tặng danh hiệu là nghề rượu truyền thống, tích cực hơn trong quá trình sản phẩm đến tay người dùng.

dinh-lang-ruou-phu-le
Làng nghề rượu Phú Lễ – Bến Tre

Làng nghề rượu Gò Đen – Long An

Rượu Đế Gò Đen thường được gọi tắt là Đế Gò Đen là tên một loại rượu trắng (rượu đế) nổi tiếng của nước ta. Đây là một loại rượu được nấu từ gạo, hoặc nếp mỡ, nếp than (hạt nếp có màu đen, nhỏ hơn gấp rưỡi hạt nếp cẩm) theo phương pháp cổ truyền, sản xuất ở địa danh Gò Đen, Bến Lức, tỉnh Long An. Rượu Đế Gò Đen phát triển từ trước thời Pháp thuộc, qua ách đô hộ đồng hóa, thực dân cấm bà con ta nấu rượu và chỉ uống rượu “công xi” (régie), vậy nên dân Gò Đen lén lút nấu trong các đám đế (đám cỏ thân cao), khi nấu xong họ giấu trong bong bóng lợn, trâu, đem đi bán.

Rượu Đế Gò Đen ngon cũng bởi do vùng nguyên liệu và cái tâm của người nấu. Chỉ những loại nếp hạt tròn, mẩy, có mùi thơm. trắng đục đều mới được chọn, chỉ riêng khâu ủ men cũng đã mất 1 tuần, trong khi đó sử dụng men Trung Quốc chỉ 3 ngày là xong. Rượu Gò Đen nấu xong sẽ được ngâm dưới ao khoảng 100 ngày, có mùi thơm, vị ngọt lạ thường. Rượu Gò Đen chuẩn khi lắc chai sẽ nổi bọt và phân thành 3 tầng rõ rệt, chậm tan. làm khát khao lòng người.

san-pham-ruou-de-go-den
Sản phẩm rượu đế gò đen

Rượu Kim Sơn – Ninh Bình

Rượu Kim Sơn được sản xuất từ các làng nghề truyền thống thuộc huyện miền biển Kim Sơn. Kim Sơn là một huyện miền biển duy nhất của tỉnh Ninh Bình, là vùng đất mới do phù sa bồi đắp được dân ta tổ chức khai hoang lấn biển. Do nằm trong dự trữ sinh quyển Châu thổ sông Hồng nên rất giàu tài nguyên thủy sản, đa dạng sinh học, từ đó nổi danh lên nghề nấu rượu. Rượu Kim Sơn được chưng cất từ gạo nếp, men thuốc bắc, nguồn nước giếng khơi tự nhiên, sản xuất theo bí quyết của người dân các làng nghề tại Kim Sơn. Rượu Kim Sơn có nồng độ cao, khi uống có vị ngọt đầu lưỡi, khi rót sủi bọt tăm, rượu nồng độ càng cao thì bọt tăm càng to. 

Rượu Kim Sơn được nấu qua 4 giai đoạn: 

  1. Chọn nguyên liệu: gạo nếp, đi xay xát còn nhiều cám và men thuốc bắc. 
  2. Nấu cơm nếp đến khi chín, bỏ ra mẹt cho nguội, sau đó trộn men vào ủ đến khi có mùi thơm nhẹ của rượu bay lên.
  3. Sau đó bỏ vào chum kín, ủ dưới ao, hồ. Cuối cùng, mang ra chưng cất.
ruou-kim-son
Rượu Kim Sơn – Ninh Bình

Làng Chuồn – Huế

Làng Chuồn tên Nôm là An Tuyền, một ngôi làng cổ hơn 600 năm tuổi nằm ven phá Tam Giang, thuộc xã Phú An, huyện Phú Vang. Nguồn nước nơi đây sinh ra nhiều sản vật nổi tiếng trong đó có gạo lứt đỏ làng Chuồn được trồng trên cánh đồng nước lợ trong làng. Gạo để nấu rượu cũng từ đó mà ra. Dùng nước đầu làng để chưng cất thì mới lan tỏa được vị thơm của rượu làng Chuồn.

ruou-lang-chuon
Sản phẩm của rượu làng Chuồn

Rượu Lạc Đạo – Hưng Yên

Trước năm 1999, xã Lạc Đạo thuộc huyện Mỹ Văn nhưng sau đó xã Mỹ Văn tách ra làm ba:  Mỹ Hào, Văn Lâm và Yên Mỹ, nay xã này thuộc huyện Văn Lâm.

Không ai biết hay truyền thuyết nào nói về Rượu Lạc Đạo (Văn Lâm) có từ bao giờ, chỉ biết nghề này cha truyền con nối, lâu dần trở nên nổi tiếng. Đến thời Pháp thuộc do bị cấm nấu rượu, nên cha ông hay nấu rượu vào buổi đêm, chôn tại góc trụ nhà rồi mang đi bán để tránh bị phát hiện.

Rượu Lạc Đạo được ví với rượu Kim Sơn, là 2 danh tửu của miền Bắc.

san-pham-ruou-lac-dao
Sản phẩm rượu Lạc Đào

Làng nghề rượu Xuân Thạnh

Xuân Thạnh là một ấp thuộc làng cổ Vĩnh Trường (nay là xã Hòa Thuận, huyện Châu Thành), cách trung tâm thị xã Trà Vinh 3km. Rượu Xuân Thạch là một trong 3 mỹ tửu của nam Bộ, cùng với rượu Phú Lễ – Bến Tre và Gò Đen – Long An.

Những giọt rượu đầu tiên được nấu ra từ năm 1926 của dòng họ Hà thuộc xã Xuân Thạch

Rượu Xuân Thạch sử dụng tổng cộng 14 loại men viên kèm với 48 dòng nấm mốc. Rượu được đem ủ kín suốt 3 ngày, sau đó lấy nước giếng trong làng để đổ ngập hũ cơm rượu, ủ tiếp thêm 3 ngày. Khi nấu rượu cũng phải để lửa liu riu, người lành nghề, khéo tay mới nhận ra.

lang-nghe-ruou-truyen-thong-xuan-thanh
Làng nghề rượu truyền thống Xuân Thạnh

Rượu ngô Bản Phố

Rượu ngô Bản Phố hay còn gọi là rượu ngô Bắc Hà (huyện nằm phía Đông Bắc của tỉnh Lào Cai, bao gồm 18 dân tộc) là thứ rượu ngon, chọn làm đặc sản của người H’Mông và người Dao nơi đây.

Rượu ngô Bản Phố nấu từ nước lấy từ suối Hang Dế, đây là nguồn suối có nước trong, ngọt, đây cũng là nguồn nước sinh hoạt chính trong làng. Ngô dùng nấu rượu Bản Phố không phải trồng ở nương rẫy hoặc thung lũng như bình thường, mà phải mọc ở trên núi đá cao heo hút, đặc biệt khi sử dụng giống ngô vàng trồng ở xã Lùng Phình (Bắc Hà) thì cho ra nhiều rượu có hương thơm,  nồng rất ngon.

Sau khi được dân thu hoạch, ngô phải giữ nguyên bắp, phơi khô nhiều ngày và bảo quản để nấu rượu dần. Người dân bản Phố có bí quyết cha truyền con nối tạo nên sự độc đáo của rượu ngô Bản Phố với các loại rượu khác là lên men bằng bột bông của cây “pa” (Xem thêm về cây “pa”), hay là cây Hồng Mi.

lang-nghe-ruou-ngo-ban-pho
Lò nấu rượu trong làng nghề rượu ngô Bản Phố

Rượu truyền thống đã hình thành từ ngàn đời, ăn sâu vào trong tiềm thức mỗi con người Việt Nam, nó đi vào văn hóa, có mặt trong các áng văn thơ nổi tiếng và là di sản của quốc gia. Rượu Việt chắt chiu giá trị tinh hoa của từng làng nghề, từ đó thúc ra bí quyết riêng  mình trong lĩnh vực rượu truyền thống. Các bạn đã thử được bao nhiêu sản phẩm rượu truyền thống của các làng nghề, cái hay là gì? Hãy cùng nhau tham khảo nhé.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
2 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

[…] Xem thêm: Top 10 làng nghề nấu rượu truyền thống tại Việt Nam […]

[…] Top 10 làng nghề nấu rượu nổi tiếng tại Việt Nam […]

Các bài viết tương tự
đặc điểm những loại men rượu

6233549

Men rượu có những loại nào – đặc điểm, cấu tạo là gì?
cách làm cơm rượu

1175135

Cơm rượu, cái rượu là gì? Ăn có tốt không? Mẹo ủ cơm rượu ngon
Chưng cất trong áp suất thấp, áp lực thấp

1102193

Chưng cất chân không là gì? Đặc điểm của chưng cất chân không

10961211

Phân biệt các loại mơ, loại nào ngâm rượu loại nào uống