

6233549


1175135


1102193


10961211
Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, uống rượu bia, ăn nhậu từ lâu đã trở thành nét đẹp trong văn hóa của người Việt. Nếu như đối với các bà, các chị “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Vậy thì đối với những “đệ tử Lưu Linh” thì chén rượu mới là khởi đầu của mọi cuộc làm quen, hội ngộ và truyện trò cùng nhau. Văn hoá nhậu của người Việt được hình thành và trải qua bao đời vẫn giữ được “hồn cốt” với rất nhiều nét đẹp. Hãy cùng Rượu Việt bàn về nét đẹp này trong bài viết dưới đây nhé!
Nguyễn Trãi trong tập Gia Huấn ca có viết:
“Đua chi chén rượu câu thơ
Thuốc lào ngon nhạt, nước cờ thấp cao”
Trong những áng văn thơ xưa, những cuộc vui bên chén rượu đã xuất hiện như một trong những thú vui tản mạn của cuộc sống. Bên cạnh thuốc lào, bàn cờ, rượu là thứ thức uống gắn kết giữa các bậc hiền nhân. Và người ta thậm chí mặc định rằng uống rượu giỏi là một khả năng thiên bẩm không phải ai cũng có được. Những người có tửu lượng cao luôn đặc biệt được kính nể (nam nhân vô tửu như cờ vô phong).
Ít ai biết rằng, thói quen uống rượu, ăn nhậu và ẩm thực bắt nguồn từ thuyết “Âm dương – Ngũ hành” do người Phương Đông hiểu rất rõ về âm dương, ngũ hành. Cho nên có thể nói rằng ăn nhậu là phạm trù không thể thiếu của người Việt.
Ngày nay, dòng chảy của thời gian hối hả và vội vã. Vậy nhưng, văn hoá nhậu của người Việt vẫn luôn giữ được nét đẹp và phổ biến, đặc biệt với cánh đàn ông. Người ta nói rằng, ngoài bàn nhậu có thể phân tầng về giai cấp, học vị. Vậy nhưng khi đã bước vào bàn nhậu, “Chén tạc, chén thù, chén chú, chén anh” chính là phương thức để cân bằng tất cả. Trong bàn nhậu không còn sự phân biệt giàu nghèo, ở đó chỉ còn những cuộc vui với bao lần nâng chén lên, hạ chén xuống.
Văn hóa nhậu của người Việt rất khác biệt với văn hóa uống rượu tại các quốc gia khác. Người nước ngoài vốn coi việc thưởng thức rượu, bia là một thú vui mang tính cá nhân, ít chú trọng tới lễ tiết. Tuy nhiên, đây lại là những nét rất đặc trưng trong văn hóa nhậu của người Việt. Khi mới nhập tiệc, mọi người đều nâng ly và uống cạn chén đầu như một cách để chào hỏi nhau – một khởi đầu đầy thuận lợi!
Cách mời nhau một ly rượu cũng thể hiện nhiều điều. Người Việt có thể mời riêng từng cá thể, mời theo nhóm: nhóm đồng hương, nhóm đồng niên, nhóm cùng tổ công tác,… hoặc tất cả nâng ly để tạo thêm sức nóng trên bàn tiệc. Đó có thể là sự trang trọng dành cho bề trên. Hoặc cùng có thể là cách kết giao thêm một người, nhóm người mới,…Dù ở bất kỳ cách nhậu nào, ly rượu vẫn luôn đồng hành, cùng các thành viên trên bàn nhậu gắn kết, tạo sự đồng thuận cao.
Mặc dù đề cao yếu tố lễ nghi, nhưng bàn nhậu của người Việt không khô cứng mà vô cùng thoải mái. Trong bữa nhậu, văn hóa “zô” của người Việt với những câu khẩu hiệu: “1,2,3, zô,…” thực sự khiến người ta phấn khích.
Người Việt uống rượu, nhậu nhẹt bằng cả mọi giác quan. Đó là cảm nhận về mùi rượu, ngắm màu sắc của rượu và lưỡi thì thưởng thức hương vị thơm ngon của loại thức uống có cồn này. Kết hợp cùng một vài món nhậu đặc trưng: lạc rang, đĩa thịt bò, thịt chó, lòng lợn….Tất cả làm nên bữa ăn phong phú về vị giác, sảng khoái tâm hồn.
Không phải ngẫu nhiên mà thay vì lựa chọn bàn tiệc Tây trịnh trọng với đủ thức uống vang đỏ, champagne đắt đỏ. Nhiều nhà kinh doanh, các ông chủ lớn lại tìm đến những quán nhậu, bàn nhậu ven đường để cùng ngồi xuống, uống ly rượu và bàn việc đại sự. Người Việt từ xa xưa vẫn luôn cho rằng sự khởi đầu với một chén rượu nồng ấm sẽ giúp mọi cuộc nói chuyện cởi mở, sòng phẳng và dễ thấu hiểu hơn. Chính vì vậy, khi nhắc tới văn hóa nhậu của Người Việt, người ta cũng thường đề cập đến những thương vụ được chốt lại sau mỗi cuộc vui.
Nhậu trong làm ăn giúp bạn và đối tác hiểu nhau hơn. Chúng cũng là phương thức để trao đổi, bàn bạc về lợi ích một cách nhanh chóng, có hiệu quả dựa trên tinh thần bình đẳng, hào hứng. Khi chốt lại hợp đồng, một cái bắt tay thân tình, một ly rượu nồng được nâng lên. Đó là lúc người ta biết rằng, cả 2 bên sẽ có được sự hợp tác vui vẻ, thành công và gặt hái nhiều thắng lợi.
Xem thêm: Vai trò của rượu trong kinh doanh, làm ăn
Nét đẹp trong văn hoá nhậu của người Việt được bạn bè trên thể giới ngưỡng mộ về sự hào hứng, thoải mái không câu nệ. Tuy nhiên, mặt trái của nhiều cuộc vui không kiểm soát chính là những hệ lụy về sức khỏe.
Vậy thì để văn hóa ăn nhậu có được vẻ đẹp riêng, trở thành những cuộc vui mà khi nhớ lại người ta cảm thấy vui vẻ. Việc nhậu đúng, nhậu đủ là vô cùng cần thiết. Sự chừng mực trong bàn nhậu nên được ý thức bởi mọi thành viên. Bạn không nên thúc ép người khác nâng chén, càng không nên cố ép bản thân mình chạy theo những lần “hò zô”. Những lần gặp gỡ hãy để người khác được thoải mái và vui vẻ nhất.
Khi đã cảm thấy “đủ đô”, khéo léo từ chối uống thêm là cách chính đáng để bảo vệ chính bản thân mình. Bạn không nên quá ham vui mà uống say mèm hoặc không còn nhận thức được các vấn đề xung quanh.
Đặc biệt, để văn hoá nhậu trở thành nét đẹp và không gây hại cho sức khỏe. Việc lựa chọn các sản phẩm rượu, bia, thức uống có cồn chất lượng là rất quan trọng. Thay vì uống các dòng rượu chưng cất cẩu thả, men rượu kém chất lượng. Bạn nên tìm tới các địa chỉ cung cấp rượu truyền thống có thương hiệu trên thị trường. Văn hoá nhậu của người Việt phát triển song song với “dòng chảy” của rượu truyền thống. Nét bản sắc đó từ lâu đã in sâu vào tiềm thức của mỗi cá nhân. Từ đó tạo nên những giá trị đặc trưng, không thể thiếu trong đời sống của người Việt.
[…] Xem thêm: Văn hóa nhậu của người Việt […]
[…] Xem thêm: Văn hóa nhậu của người Việt […]
[…] Văn hóa nhậu người Việt […]