Văn hóa nhậu của người Nam Bộ: hết mình, chân tình và đầy thi vị

Không chỉ được biết đến là vựa lúa lớn nhất trên cả nước hay vùng trái cây miệt vườn trĩu quả. Nam Bộ còn là vùng đất của văn hóa rượu với những dấu ấn rất riêng. Văn hóa nhậu của người Nam Bộ dân dã, nhiệt thành, bình dị và phóng khoáng. Với những ai xa quê, hương vị khiến người ta nhớ da diết chính là ly rượu đế bên cạnh các món nhắm hấp dẫn và những người thân, chiến hữu năm nào.

Văn hóa nhậu của người Nam Bộ, trên bàn nhậu có gì?

Đặc trưng của văn hóa nhậu nước ta là sự đa dạng và phân tách theo từng khu vực, địa phương. Nếu như người miền Bắc luôn cố gắng để chuẩn bị một bàn nhậu linh đình, đầy đủ các món. Vậy thì người Nam Bộ lại có cách nhậu đơn giản, chân quê hơn rất nhiều. Không cần cầu kì, kiểu cách, chỉ một cút rượu và một vài món nhắm đơn sơ từ lạc rang, chuối xanh, khế chua cũng làm nên bữa tửu ngất ngây.

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa bàn nhậu của người miền Nam sơ sài, kém hấp dẫn. Được thiên nhiên ưu đãi với các sản vật chân quê sẵn có. Người miền Nam thực tế có rất nhiều cách chế biến các món nhậu: cá nướng lụi, bò tơ, lẩu cá kèo,….Món ăn nào khi kết hợp với hương vị nồng nàn của rượu quê cũng đều trở nên “hợp rơ”, đưa mồi, bén rượu đến kỳ lạ.

Người dân Nam bộ nhậu
Bữa nhậu dân dã đậm chất miền Tây Nam Bộ

Văn hóa nhậu của người Nam Bộ đặc biệt chú trọng về chất rượu. Xuất phát từ vừa lúa lớn nhất trên cả nước, gạo được chọn để nấu rượu là thứ gạo nếp thượng hạng. Rượu từ gạo nếp hoa vàng mới được dùng làm rượu lễ và trong dân gian và được gọi là rượu đế. Không ai biết rõ thứ rượu này có mặt từ bao giờ. Chỉ biết rằng, từ khi mở đất, mở cõi, rượu đế đã xuất hiện và là thức uống mừng chiến thắng của các tuyến quân. Ở thời kì Pháp thuộc (những năm 1876), mặc dù dân ta bị cấm nấu rượu, ép uống rượu tây. Tuy nhiên, bằng rất nhiều lý lẽ, rượu đế vẫn tồn tại, len lỏi trong các xóm làng, xuất hiện trong mọi nếp sống của người Nam bộ.

Văn hóa nhậu của người Nam Bộ: lúc nào cũng như chưa bắt đầu

Từ xa xưa, người Nam bộ đã rất điệu nghệ khi uống rượu khi cho rằng, uống rượu là “uống cả đất trời”. Người miền Nam coi thưởng thức rượu là hấp thụ Tinh- Khí- Thần. Trong đó, tinh là những giọt rượu tinh chất từ gạo nếp, khí là hơi rượu dần lan tỏa từ cuống họng, còn thần là không khí bữa tiệc vui vầy, rộn rã. Vì vậy, văn hóa nhậu của người Nam Bộ mang đặc trưng bởi tính sòng phẳng, chân chất, thoải mái.

Nếu như người miền Bắc khi uống rượu luôn đặc biệt đề cao vai vế với người nhỏ mời người lớn, người lớn uống trước. Vậy thì ở miền Nam, điều này thường chỉ xảy ra trong lễ cưới, lễ giỗ, lễ cúng đình. Ngược lại, trong đời sống dân dã, tiệc nhậu của người Nam vô tư, đơn giản hơn rất nhiều. Cầm ly rượu lên là uống cho cạn, cạn tới đáy rồi “khà” lên một tiếng thật vang. Thậm chí, rượu còn là lời chào để giới thiệu, làm quen nhau một cách tự nhiên, đơn giản nhất.

Thông thường, trong buổi nhậu sẽ có một người được cử ra để “điều hành” gọi là “chủ xị”. Ly rượu rót đầy, uống cạn mới là thân tình. Dù vậy, khác với người miền Bắc thường có lý do mới tổ chức một tiệc rượu, người Nam bộ gọi uống rượu là “nhậu” bởi đó vốn chỉ là cái cớ, tạo dịp để anh em, bè bạn gặp gỡ, hàn huyên. Đó là lý do tại sao trong dân gian Nam bộ xưa lại có câu “Một xị đế, ba xị dầu” để nói về điều này.

Nhậu với phong cách của người miền Nam luôn thật huyên náo. Từ đầu cho tới khi tàn tiệc, ai nấy đều vô cùng hào hứng và vui vẻ. Người miền Nam không coi rượu chỉ đơn thuần là một thức uống. Đối với họ, đó còn là sự thỏa mãn về đời sống tinh thần, giúp giải khuây hay xóa tan đi những mệt nhọc sau một ngày dài làm việc.

văn hóa nhậu người miền Nam không câu nệ
Văn hóa nhậu bình dân, gọi là đi. Không câu nệ, chờ dịp

Bên cạnh cách uống rượu theo xu hướng “nhậu tới bến”, vẫn còn một phong cách khác mà bạn có lẽ ít thấy. Tuy nhiên, chúng thực tế vẫn tồn tại và là thói quen nhậu của không ít người. Đó chính là cách uống tri âm, tri kỷ với “trà tam tửu tứ”. Trong câu chuyện trên bàn nhậu với 2 người, “trà tam”, “tửu tứ” là những thức uống để hòa khí trên bàn nhậu được kéo dài. Mượn ly rượu, người ta có thể bày tỏ mọi nỗi niềm, tâm sự hoặc thậm chí là hòa giải những nỗi bất bình.

Tổng kết

Văn hóa nhậu của người Nam Bộ đặc trưng và không hề bị trộn lẫn với những vùng miền khác. Chúng phản ánh rõ tính cách, lối sống của người miền Nam với sự đơn giản, hào phòng và thịnh tình. Một bàn nhậu với dăm ba món nhắm sơ sài cũng tạo nên cuộc vui không hồi kết. Chính vì vậy, nhắc đến ăn nhậu, người miền Nam luôn khiến ta phải thán phục bởi những nét văn hóa thú vị, hấp dẫn. Có dịp vào miền Nam, bạn hãy thử ngồi xuống bàn nhậu và trải nghiệm cuộc vui với thứ rượu đế đặc trưng của nơi đây nhé!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *