Văn hóa uống rượu vang tại Việt Nam không phải ai cũng biết

Nếu đỉnh cao của âm nhạc là Opera hay múa là Ba-lê thì khi nhắc tới thức uống có cồn – rượu vang luôn được xem là cảnh giới hoàn thiện của mỹ vị (tất nhiên là phải cộng thêm tâm lý sính ngoại của người Việt). Trước khi nổi tiếng và trở nên phổ biến tại thị trường Việt Nam. Loại thức uống đậm màu này đã trở nên lừng danh giữa 5 châu, 4 bể. Sau này, khi theo các dòng chảy văn hóa xuất hiện trên các bàn tiệc Việt. Rượu vang được chào đón, trân quý và trở thành thức uống yêu thích của nhiều người. Trong bài viết hôm nay, tôi xin bàn về đôi nét văn hóa uống rượu vang tại nước ta. Mời bạn đọc!

Văn hóa uống rượu vang tại Việt Nam – nét văn hóa du nhập

“Rượu vang, một văn hóa Châu Âu lâu đời”, đây là nhận định chính xác nhận về nguồn gốc và lịch sử hình thành của loại thức uống đặc sắc này. Trải qua lịch sử với hàng nghìn năm không ngừng thay đổi, hoàn thiện về hương vị. Cho tới nay, có tới vài trăm loại rượu vang và phần lớn trong số chúng đều tới từ châu Âu. Thế nhưng rượu vang không gò bó, o ép chỉ trong một vùng đất, một lãnh thổ nhất định. Thứ thức uống có cồn đầy tinh tế, hấp dẫn ấy đã vượt qua mọi trở ngại về địa lý để tới với các quốc gia khác nhau, trong đó có Việt Nam.

Sở hữu đặc trưng với hương thơm nồng nàn, dự vị khó quên. Rượu vang từ đã đã trở thành loại thức uống thượng hạng xuất hiện trên khắp các bàn tiệc của người Việt. Vang không chỉ là đồ uống dùng trong các bữa ăn thịnh soạn, chúng còn là “nhân tố” giúp giao lưu, mở đầu hay kết thúc trò chuyện. Được biết đến bởi sự lãng mạn và nhẹ nhàng.

Du nhập vào nước ta không sớm, không muộn. Rượu vang khi xuất hiện lập tức nhận được nhiều sự chú ý. Người Việt đã sớm nhận thức được giá trị cũng như tính quy cách mà thú vui thưởng vang mang lại. Bên cạnh sự đắt đỏ về giá cả, vang còn mang tới sự sành điệu, thượng lưu. Chính vì vậy, uống rượu vang không chỉ đơn thuần là “rót vào họng”. Mà đó còn là cả một quá trình chiêm nghiệm, thưởng thức và tận hưởng hương thơm, mùi vị của loại rượu vang đó. Đây là lý do khi uống vang, người Việt cũng rất chú trọng về cung cách.

Theo đó, chẳng cần phải tốt nghiệp tại khoa rượu vang của University of California at Davis hay École des Vins de Bordeaux người ta mới biết thưởng thức hay bày tỏ cảm nhận về vang. Cách uống vang của người Việt vẫn có sự chú trọng vào những cảm nhận của các giác quan với thị giác, khứu giác, vị giác theo các tiêu chuẩn nhất định.

Một ly vang thượng hạng sẽ là ly rượu có sự nhất quán về màu sắc, hương thơm tinh tế với 2 phần (thông thường hương đầu là mùi đặc trưng của giống nho, trong khi đó hương cuối là đặc trưng của rượu vang bởi các phản ứng hóa học khi lên men và độ tuổi của rượu) và độ đậm nhạt của rượu (các dư vị với độ ngọt, độ chua và độ chát còn lưu lại trong cổ sau khi nuốt). Để cảm nhận được vị ngon đúng điệu của một ly rượu vang, người uống cũng cần phải có đủ thời gian để thưởng thức. Bởi vậy nhiều người sành vang nói rằng: vang tuyệt đối không phải thứ thức uống vội vã, dốc cạn trong vài ly.

Văn hóa uống rượu vang tại Việt Nam – nét văn hóa du nhập
Văn hóa uống rượu vang tại Việt Nam – nét văn hóa du nhập

Rõ ràng, khi tới Việt Nam, vẫn là những ly vang thượng hạng nhưng người Việt  ai cũng sẽ có cảm nhận, trải nghiệm riêng. Điều này bắt nguồn từ chính nét văn hóa về ẩm thực bản xứ tồn tại lâu đời và cố hữu.

Văn hóa uống rượu vang tại Việt Nam có thực sự phổ quát?

Trên thực tế, trước khi vang xuất hiện tại nước ta, rượu truyền thống vốn đã trở thành thứ thức uống mang tính “quốc hồn, quốc túy”. Cùng với đó, giá trị của một chai vang vốn không hề rẻ, những sản phẩm thượng hạng có thể lên tới hàng trăm triệu đồng. Vì vậy, cần khẳng định rằng, rượu vang không thực sự phổ biến với người Việt.

Nói như vậy không có nghĩa vang bị giới hạn ở nhóm vài hay vài trăm người trong xã hội. Rượu vang thực sự được sử dụng rất nhiều trong các buổi tiệc của giới kinh doanh. Chúng trở thành thứ thức uống số 1 được yêu thích bởi những người mới đạt tới thành công, người cận giàu. Họ thường là những người mong muốn được thể hiện và khẳng định bản lĩnh, giá trị trong các cuộc giao tiếp, trò chuyện. Một ly rượu vang trên tay sẽ giúp các doanh nhân trẻ trở nên tự tin hơn. Chúng cũng là công cụ hoàn hảo để bắt đầu một cuộc nói chuyện, kết nối hay hợp tác.

Tuy nhiên, rượu vang vẫn gặp phải một giới hạn nhất định. Đó chính là mức độ được ưa chuộng trong giới thượng lưu không hoàn toàn. Nói đơn giản, ở tầng lớp những người thực sự đã rất giàu có. Họ lại có xu hướng tìm về các sản phẩm rượu truyền thống. Dễ hiểu khi mà những đối tượng thưởng thức này hầu hết đều là những người ở độ tuổi trung niên. Họ có thường là những người có sở thích, niềm đam mê với các sản phẩm rượu truyền thống hơn là vang trắng, vang đỏ, những người đã nếm trải nhiều dư vị và muốn trở về với vị mà họ từng được vui, tò mò lúc mới lớn.

Lịch sử rượu vang kéo dài hàng nghìn năm và cho tới nay vẫn phát triển không ngừng. Khi đến với nước ta, văn hóa uống rượu vang được đón nhận nồng nhiệt, được yêu thích bởi giới thượng lưu, người trẻ, khắc sâu vào họ trong một số quãng thời gian đáng nhớ của cuộc đời.

[wpdiscuz-feedback id=”lkfjp6txb3″ question=”Vui lòng để lại phản hồi về điều này” opened=”0″][/wpdiscuz-feedback]

3 thoughts on “Văn hóa uống rượu vang tại Việt Nam không phải ai cũng biết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *