Home » Thực hư về thuốc giải rượu, có thật sự an toàn và hiệu quả?

Thực hư về thuốc giải rượu, có thật sự an toàn và hiệu quả?

Trong cuộc sống, “nhậu” là điều mà chúng ta khó có thể tránh trong cuộc sống hằng ngày, nhất là đối với cánh mày râu. Chắc hẳn, nhiều anh không ít lần “lên bờ xuống ruộng vì lỡ quá chén”. Rất nhiều dân nhậu đã tìm đến thuốc giải rượu/thực phẩm giải rượu như một “vật cứu tinh” để phục hồi sức khoẻ sau trận nhậu. Thậm chí có người còn nghĩ rằng nó chính là “bảo bối” giúp họ thành vua trong các cuộc tỷ thí.

Nhưng liệu có bao nhiêu người hiểu biết về loại thuốc/thực phẩm này? Thực hư tác dụng của nó ra sao? Có thật sự mang lại hiệu quả và an toàn như quảng cáo hay không? Hãy cùng Rượu Việt tìm hiểu nhé

1. Thành phần của rượu

Trước khi vào vấn đề, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về thành phần của rượu đã nhé
Rượu mà chúng ta nói đến là rượu Etilic hay Etanol (công thức hóa học là C2H5OH. Thực chất nó là hỗn hợp gồm hai thành phần chính là ruượu etilic (ethanol) nguyên chất và nước, cùng một lượng rất nhỏ khoảng 0,5 % là tích các tạp chất như este, acid, aldehyt, methanol, rượu bậc cao….cũng như 1 số hương liệu hay phụ gia để tạo nên hương vị riêng từng loại rượu.
Trong bài viết này, chúng ta chỉ bàn về thuốc giải rượu, là giải các triệu chứng say rượu của rượu đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm chứ không bàn về những loại rượu không đạt tiêu chuẩn (có nồng độ độc tố vượt ngưỡng cho phép)
Công thức hóa học và hình dáng nguyên tử của Ethanol
Công thức hóa học và hình dáng nguyên tử của Ethanol

2. Cơ chế chuyển hóa, đào thải rượu trong cơ thể

Sau khi chúng ta uống rượu, khoảng gần 3-5 % rượu (cồn) được hấp ngay tại khoang miệng, lưỡi, thực quản. Còn lại, 95-97% được hấp thu qua hệ tiêu hoá để vào hệ tuần hoàn (máu). Đó là chiều hấp thu rượu
Còn chiều đào thải thì sao? Phổi và thận đào thải khoảng 5-8%, còn lại dồn hết cho gan chuyển hoá, đào thải tới 90%-95%.
Trong khuôn khổ bài thuốc giải rượu chúng ta chỉ mổ xẻ chuyện cồn được đào thải/chuyển hóa tại gan thôi nhé
Tại gan, cồn được chuyển hóa chính/chủ yếu (trên 90%) nhờ các loại enzyme qua 2 bước:
– Bước 1: Đầu tiên, tụy sản sinh cấp tốc nhiều enzyme, trong đó đặc biệt là enzyme ADH để oxy hóa cồn thành Aldehyde, (Aldehit là một chất độc với cơ thể). Ngoài ra cả enzym cytochrome P-450 2E1 (CYP2E1) cũng tham gia chuyển hóa cồn thành Aldehyde nhưng khoảng 85-90% là do công của enzyme ADH. Bước này lý giải được tại sao uống rượu sạch không có aldehyde (rượu tinh khiết) mà vẫn bị tác hại do aldehyde gây ra. Nôm na, tuy rượu sạch tuyệt đối không có aldehid (rượu tinh khiết) nhưng cứ uống vào là gan lập tức biến rượu (cồn) đó thành hàng ngàn mg aldehyde trong cơ thể
– Bước 2: Để xử lý lượng Aldehyde mà gan vừa tạo ra, cũng chính gan lại sản sinh ra 1 loại enzyme khác là ALDH, để oxy hóa tiếp Aldehyde thành acetate và glutathion (hất không độc). Sau vài bước chuyển hóa nữa, cuối cùng gan chuyển hóa hết các chát trung gian dó thành năng lượng và CO2 (cũng không độc) và hoàn tất quá trình chuyển hoá.
Tốc độ chuyển hoá cồn trong cơ thể phụ thuộc vào cơ địa của người yếu và các yếu tố như gen từng chủng tộc, giới tính, tuổi tác, cân nặng, uống rượu lâu năm hay mới uống, uống lúc no hay đói, đặc tính của gan từng người sản sinh ra 2 loại enzyme ADH và ALDH (loại nào nhiều hơn loại nào sẽ quyết định tửu lượng và khả năng giải độc của gan)
Tuy tạo hóa ban cho loài người khả năng uống rượu (gan sinh ra 2 loại enzyme trên) nhưng khi uống quá nhiều và nhanh, vượt quá khả năng chuyển hóa của gan (tốc độ sản sinh ra 2 loại enzyme trên). Lượng cồn và Aldehyde tồn dư sẽ phân tán vào các mô tế bào không nhưng gây nên các phản ứng say, nhẹ thì mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nôn mửa, nặng thì ảnh hưởng đến não bộ, rối loạn tâm thần, xơ gan…

3. Thuốc giải rượu có công dụng gì? Có hiệu quả và an toàn?

3. 1. Hỗn loạn thị trường thuốc giải rượu

Khi search từ khóa “thuốc giải rượu ” trên Google, cho ra Khoảng 40.400.000 kết quả trong 0,27 giây. Như vậy đủ để thấy nhu cầu tìm kiếm cũng như “bàn tán” về chủ đề này lớn như thế nào.
“Có cung, ắt có cầu”, nhiều nhà sản xuất đã nhanh chóng cho ra (hoặc nhập khẩu) nhiều dòng thuốc và thực phẩm với những lời quảng cáo có cánh, đã “thần thánh” rằng có tác dụng giảm hấp thụ cồn vào máu, giảm các triệu chứng say xỉn, giải độc gan, đặc biệt thường gắn cụm từ “tăng cường chức năng gan” vào trong công dụng của thuốc
Tuy nhiên, thực chất công dụng giải rượu của nó đến đâu hãy cùng phân tích và tìm hiểu nhé.

3.2. Thực hư về thành phần thuốc giải rượu

Về hình dáng, các thuốc giải rượu thường được bào chế dưới nhiều hình thức như viên nén, viên nang, dạng siro, dạng viên kẹo, túi trà …
Về thành phần: Tựu chung lại chỉ gồm 2 nhóm đó là thảo dược và tân dược. Có loại thuốc chỉ hoàn toàn là thảo dược, có loại chỉ có tân dược, có thuốc thì là hỗn hợp của 2 loại trên
– Nhóm thuốc chiết xuất thảo dược trên thị trường hiện nay đa số là hàng trong nước. Thành phần chủ yếu gồm 1 hoặc 1 số loại như nhân trần, diệp hạ châu, tâm sen, tinh bột nghệ, trà xanh, atiso, đẳng sâm, cà gai leo, cây mật nhân… chúng đều là những thảo dược bổ gan, trợ gan, giải độc gan trong y học cổ truyền. Để tăng thêm tính khoa học, tạo niềm tin cho người dùng một số loại “thuốc giải rượu” ghi thêm thành phần là vitamin B1, B2, B3, B6, PP, acid glutamic, acid fumaric, acid succinic và các vitamin C, E…. không rõ các nhà sản xuất có bổ sung hóa dược gì mà “quên” ghi trong công bố chất lượng không?
– Nhóm “thuốc” thảo dược nhập khẩu tuy không nhiều nhưng lại được tin dùng hơn, về cơ bản cũng là 1 số cây cỏ bổ gan, giải độc gan theo quan niệm dân gian của quốc gia hay dân tộc nào đó
– Đặc biệt không ít loại thuốc giải rượu thảo dược (đặc biệt là nhóm nhập khẩu) chỉ ghi thành phần chung chung là “chiết xuất từ 100 % từ thảo dược” nhưng không ghi rõ là từ thảo dược gì, bao nhiêu phần trăm…
Về cơ chế tấc dụng của “thuốc”: Như đầu bài viết này đã chỉ ra cơ chế phân giải rượu cũng như 2 Enzyme vàng mà tạo hóa ban cho loài người (các động vật khác không có)
Vậy mà các quảng cáo thuốc không hề nói đến cơ chế tác dụng của thuốc giúp gan sản sinh ra nhiều enzyme ADL và ALDH, hay enzym cytochrome P-450 2E1 (CYP2E1). Đây là các “tác nhân thần thánh” mà tạo hóa đã giao cho trọng trách chuyển hoá/đào thải rượu cho con người
Lục tung cõi mạng, tra rất nhiều các dược điển và công trình nghiên cứu chúng tôi không thấy tài liệu nào nói nhân trần, diệp hạ châu, tâm sen, tinh bột nghệ, trà xanh, atiso, đẳng sâm, cà gai leo, cây mật nhân hay các thảo dược ngoại có tác dụng giúp gan sản sinh ra nhiều Enzyme ADH, ALDH hay Enzymee P-450 2E1 (CYP2E1). …
Còn về y học cổ truyền: các thảo dược dù nội hay ngoại có tác dụng bổ gan, giải độc gan nhưng để phát huy tác dụng thường phải uống trong thời gian dài nhiều tuần, nhiều tháng, với liều lượng theo tư vấn của lương y, bác sỹ đúng chuyên ngành (phải bắt mạch, kê đơn tùy theo thể trạng từng người).
Vậy mà thuốc giải rượu, thường là quảng cáo dùng cấp tốc khi đã nhậu say, hoặc “phòng thủ” trước khi uống vài tiếng đồng hồ, liệu thòi gian ngắn ngủi đó các thảo dược đó đã kịp phát huy tác dụng? Chưa kể đến việc, khi uống các loại thảo dược bổ gan, hầu hết các thày thuốc, giới y khoa đều khuyến cáo nên kiêng rượu hoặc uống tránh xa thời điểm uống rượu.
Lập lờ đánh tráo khái niệm: Hầu hết các thuốc giải rượu thường thêm vào cụm từ “bổ gan” hoặc “giải độc gan” trong công dụng. Về lý, người dùng đang cần thuốc “giải rượu nhanh”, thuốc “chuyển hóa rượu nhanh” chứ không cần thuốc “bổ gan” hay “giải độc gan”?
Tại sao các nhà sản xuất vẫn thích dùng cụm từ đó để quảng cáo? Bản chất là do cơ chế suy diễn của não người: Tuyệt đại người dùng đều hiểu là gan có chức năng chuyển hóa rượu (gan giải rượu), nên gan khỏe, gan không nhiễm độc thì sẽ giúp giải rượu tốt hơn và nhanh hơn. Thoáng nghe có có vẻ logic nhưng hoàn toàn sai nếu xét trên cơ chế chuyển hóa rượu tại gan (với 2 loại enzyme chủ lực). Sai cả trên phương diện y học cổ truyền về thời gian và tác dụng của thảo dược. Đặc biệt đặt câu hỏi khi thuốc giải rượu có hóa dược/tân dược trong thành phần, vì gan đang rất vất vả phân giải rượu giờ lại chất thêm gánh nặng phân giải hóa dược.
Thuốc giải rượu chỉ uống trong 1 thời gian ngắn là không có tác dụng

4. Vậy muốn giải rượu thì nên làm gì để an toàn và hiệu quả?

Theo lời khuyên của các bác sĩ cũng như kinh nghiệm dân gian, thì cách an toàn nhất có thể lựa chọn đó là sử dụng các các phương pháp truyền thống. Sau đây là một số cách mà Rượu Việt đã đúc kết, các bạn có thể tham khảo.
– Móc họng:
Cách này là vua của các loại vua, là bả bối của dân nhậu chuyên nghiệp đấy bạn, thường được hành sự bí mật khi đi WC. Bạn chỉ cần thò ngón tay vào cuống họng, theo cơ chế phản xạ, lập tức bụng bạn sẽ cuộn lên và tuôn ra hết rượu bia chuẩn bị ngấm vào máu
Giải rượu bằng nước lọc:
Nghe có vẻ khó tin nhưng nước lọc lại là cách thức để giải rượu nhanh – gọn – hiệu quả nhất nhì. Khi chúng ta uống nhiều nước lọc sẽ kích thích bài tiết, như đã phân tích ở trên, khoảng 5-7 % lượng cồn sẽ được đào thải nguyên vẹn theo con đường đi tiểu. Đồng thời, uống nước sẽ tránh cho cơ thể mất nước (uống rượu bia luôn kích thích đi tiểu nên mất nước, cơ chế này sẽ có ở bài viết sau).
Giải rượu bằng bột sắn dây:
Từ lâu, sắn dây đã được biết đến như một thực phẩm vàng giải cảm, giải ngộ độc tiêu hóa trong giới ăn thực dưỡng. Đáng chú ý là nghiên cứu của một nhà y học Trung Quốc, Vĩnh Minh Cường thực nghiệm trên 300 người sử dụng bột sắn dây và phát hiện rằng nó giúp giải say rượu, trung hòa chất độc, và giải nhiễm độc do rượu mà không gây hiệu ứng phụ. Nghiên cứu này sau đó đã được tiếp tục ở cả Mỹ và Châu Á cho thấy khả năng quý giá của nó có thể vượt xa các tuyên bố nghiên cứu trước đó.
Dùng bột sắn dây cũng vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần hoà khoảng 4-6 thìa bột sắn dây với khoảng 200 ml nước lọc, thêm 1 chút đường hoặc muối theo sở thích của mỗi người rồi quấy đều cho tan sau đó cho nước sôi vào quấy đều… làm sao cốc sắn dây đạt 60-70 độ C là được. Lưu ý, không nên nấu chín quá sẽ sẽ làm giảm công dụng của tinh bột sắn dây
– Nước ép cà chua:
Một nghiên cứu của tập đoàn Asahi và công ty Kagome của Nhật Bản cho thấy, sau khi uống nước ép cà chua thì chất Pyruvate trong máu của người đang đang say rượu tăng lên đáng kể, làm gia tăng hoạt động của Lactate dehydrogenase trong gan, từ đó giúp sản sinh một lượng lớn các Coenzyme. Rồi chất này này lại kích thích sản sinh nhiều 2 loại enzyme ADH và ALDH. Cuối cùng là giúp tốc độ chuyển hóa cồn trong gan tốt hơn. Vì vậy trong các cuộc nhậu bạn nên nhanh trí gọi thêm đĩa salad cà chua để ăn trong lúc uống, khi về nhà bạn có thể tự mình hoặc nhờ người thân chế biến nhanh món salad hoặc nước ép cà chua để giải rượu cấp tốc nhé.
– Ngoài ra, dân gian chia sẻ vô vàn loại thực phẩm, hoa quả khác nhau, các bạn phải trải nghiệm mới biết cơ thể mình hợp với “chất xúc tác” nào. Chẳng hạn như: nước gừng mật ong, nước mía, nước dừa, các loại nước từ họ cam chanh, sữa chua, hoa quả, trà atiso, nước đậu xanh, đậu đen, ra má…. Những loại đồ uống này dùng trước khi nhậu, “rất có thể” kích thích gan sản sinh ra nhiều enzyme, trong đó có cả enzyme ADH, ALDH và Cytochrome P-450 2E1 giúp phân giải rượu nhanh hơn.
Kết

Nhu cầu giao lưu làm ăn, học hỏi càng ngày lớn, những cuộc nhậu vì thế cũng tăng theo. Tuy nhiên bạn phải biết uống rượu và bảo vệ gan 1 cách có hiểu biết: Thứ nhất là thuốc hay thực phẩm giải rượu chỉ là giải pháp tình. Thứ 2 là hãy đọc kỹ thành phần/cơ chế tác dụng của thuốc giải rượu và cần thận trọng sử dụng. Thứ 3 là test bản thân xem cơ địa mình hợp với thực phẩm giải rượu nào nhất để còn phòng thủ trước, trong và sau mỗi cuộc nhậu. Cuối cùng, tốt nhất vẫn là “biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng”, hãy kiễm soát lượng rượu bia vào cơ thể phù hợp với ngưỡng đào thải của gan (Cơ địa gan mỗi người sinh ra lượng enzyem ALDH không giống nhau).

Hy vọng, những kiến thức mà Rượu Việt sẽ cung cấp những thông tin cần thiết để bạn biết cách bảo vệ sức khoẻ và luôn sẵn sàng tham gia mọi cuộc vui, không bỏ sót bất kể quan hệ nào.
0 0 votes
Đánh giá bài viết
Subscribe
Notify of
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments