Trang chủ » Cách ngâm ba kích ngon, phát huy mạnh tính dược sinh lý

Cách ngâm ba kích ngon, phát huy mạnh tính dược sinh lý

Từ xa xưa, củ ba kích đã được ông cha ta ngâm rượu và được coi là một loại “rượu thuốc” có tác dụng bổ thận tráng dương, bồi bổ sinh lý. Rượu còn có nhiều dị bản tên như “rượu 1 người khỏe, 2 người vui”, “rượu xung kích”,… 

Tưởng chừng đã quá quen thuộc, nhưng vẫn nhiều người mơ hồ về dược liệu này: hình dáng ra sao? Thật giả, tốt xấu thế nào? Tính dược có không? Tại sao phải tách lõi? Cách chọn? Cách ngâm và mẹo?   

Rượu Việt sẽ giải đáp cho các bạn qua bài viết này.

rượu ba kích còn gọi là rượu một người khỏe, 2 người vui
Rượu ba kích còn gọi là rượu: một người khỏe – hai người vui

1. Ba kích là gì, tính dược ra sao? 

Ba kích còn có tên khác là cây ruột gà, ba kích thiên,… Tên khoa học là Morinda officinalisF.C.How. Thuộc chi nhàu, họ cà phê, leo bằng thân quấn, sống lâu năm, phân bố chủ yếu ở vùng miền núi Bắc Bộ: Hòa Bình, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Phú Thọ, Thái Nguyên… Nổi tiếng nhất là ba kích Quảng Ninh trong đó huyện Tiên Yên và Ba Chẽ, được coi như thủ phủ của ba kích Việt Nam. 

Củ ba kích họ dây leo
Ba kích trồng trong rừng. Họ dây leo

Theo Đông Y, ba kích có vị ngọt, hơi cay, tính ôn, đi vào can thận, có tác dụng ôn thận, trợ dương, tăng cường sinh lực. Ngoài ra, dân gian còn coi ba kích như là 1 loại sâm tươi độc đáo của người Việt. Nó là sản vật quý hiếm, đặc trưng, là niềm tự hào của bà con tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng,… 

Củ ba kich đường kính khoảng 1-2cm (như ngón tay). Tồn tại dưới dạng chùm (chùm dễ), mỗi sợi dễ (mỗi củ) dài khoảng 40-60cm. Nhưng không thẳng tuột mà ngoằn ngoèo, có nhiều đốt hay đoạn thắt trên củ.

Củ ba kích mọc theo chùm - từ 0.4-0.7kg/chùm. Ảnh Rượu Việt chụp thực tế
Củ ba kích mọc theo chùm – từ 0.4-0.7kg/chùm. Ảnh Rượu Việt chụp thực tế

Vỏ củ mầu nâu như giấy bồi hay thùng carton (gần giống mầu vỏ sắn dây). Khi bẻ củ: Khi củ non (dưới 2 năm) thì thịt trắng ngà đục đôi khi thấy ánh tím rất nhạt. Khi già  (từ 4 năm), màu vẫn ngà trắng nhưng ánh tím đậm hơn (vẫn khó phát hiện). Nhưng khi ngâm rượu, chất tím của ba kích tiết ra rất mạnh, đậm gấp 7-10 lần chưa ngâm. Nhìn bình rượu thủy tinh thành mầu đen kịt, không nhìn thấy củ, rót ra chén thì mầu rượu tím ngắt, rất đẹp.

Xem thêm: Cách chọn ba kích, phân biệt ba kích rừng

2. Cách ngâm rượu ba kích

2.1 Chuẩn bị: 

Rá hoặc rổ, chậu 

– Bình rượu 

– Bàn chải giặt quần áo loại sợi mềm, hoặc bản chải đánh răng. 

Chú ý: 
Nếu ngâm nhiều ba kích các bạn cứ dịch theo công thức trên.  

Rượu 35 độ đã đủ tách chiết dưỡng chất từ củ ba kích.

2.2 Công thức:  

– 1 kg ba kích tím tươi

– 3,5 – 5 lít rượu trắng 35-40 độ

rượu ngâm ba kích
Công thức: 1kg ba kích ngâm trong 3.5-5l rượu trắng 35-40 độ

3.3 Rửa sạch 

Củ ba kích có rất nhiễu rãnh, khe, củ lại ngoằn ngoèo nên bám nhiều đất rất khó rửa. Chúng ta nên dùng bàn chải đã chuẩn bị chà nhẹ rồi dùng nước rửa 5-7 lần. Nếu rửa còn bẩn thì đất cát, phân bón, … có thể làm đục rượu, mất vệ sinh, hỏng mùi vị của bình rượu. 

Rửa xong để nơi thoáng mát 30 phút –  60 phút cho khô ráo sau đó mới tiến hành ngâm.

Mẹo: Mang ba kích ra tiệm rửa xe, nhờ họ dùng cái máy xịt siêu mạnh, xịt vài lần là sạch rất triệt để.

dùng máy rủa xe để xịt rửa ba kích
Dùng máy rửa xe để làm xịt (rửa) ba kích

3.4 Tách lõi

Lý do tách lõi

Theo Ts.Bs Nguyễn Thị Vân Anh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển Y dược học cổ truyền dân tộc: Lõi ba kích không hề chứa những độc tố gây vô sinh hay gây nguy hại tới sức khỏe như lời đồn. Nhưng hàm lượng Chì trong lõi cao hơn vỏ 1 chút, rồi hàm lượng các nguyên tố vi lượng kali, canxi, maggie… trong lõi cũng thấp hơn thịt củ đáng kể => Vì vậy chúng ta nên bỏ lõi ba kích theo dân gian vẫn làm. Ngoài ra việc bỏ lõi còn làm rượu thúc chiết dưỡng chất của củ ba kích ra nhanh hơn. 

Cách tách lõi 

Lõi ba kích rất dai và dắn chắc, dùng tay giật mạnh bạn có thể bị đứt/chảy máu mà lõi không đứt. Củ già từ 4-5 năm có thể làm mẻ dao nếu cố chặt đứt  

Có nhiều cách tách lõi, miễn sao bỏ được lõi ra, lấy được phần thịt củ là được. Cách phổ biến là: để củ ba kích lên thớt, dùng chày hoặc dao bản to đập dập vừa phải, đủ cho vỡ ra nhưng không toét mất nước hoặc vỡ thành nhiều mảnh vụn như hạt gạo sẽ lãng phí dưỡng chất của củ, còn mảnh vụn sẽ làm đục rượu. Sau đó dùng tay nắm chặt 1 đầu lõi, tay kia tuốt tách thịt củ ra như tuốt rau ngót.

tách lõi ba kích
Tay nắm chặt 1 đầu lõi, tay kia tuốt tách thịt củ ra như tuốt rau ngót

Mẹo:

Củ ba kích già sẽ gây ngứa, nên các bạn nhớ đeo găng tay.

Dùng kìm điện kẹp chặt 1 đầu lõi, tay kia tách thịt củ cho đỡ đau các đầu ngón tay.

Bạn có thể mua ba kích đã tách lõi đóng chân không cho nhàn, tuy nhiên giá đắt hơn từ 20-50% và phải đặt người bán chọn những mảnh to thường là củ già tuổi.

3.5 Ngâm ủ 

Cho tất cả ba kích đã được làm sạch, bỏ lõi vào trong bình rồi đổ rượu, đậy nắp kín. Để chỗ dâm mát/không quá sáng. Tỷ lệ 1 kg ba kích với 3 – 5 lít rượu tùy khẩu vị từng bạn 

Mẹo:

  • Không nên để bình rượu ra chỗ nắng/nóng, ánh sáng mạnh. Vì sắc tố tím của củ ba kích từ chất Anthraquinone tạo nên, đây là một chất kém bền và dễ bị oxi hóa. Chỉ để tự nhiên thì mầu tím của rượu cũng giảm khoảng 1%/tháng sau khi đạt tím cực đại ở khoảng tháng thứ 3.  
  • Ngâm rượu cao độ sẽ giúp tiết dưỡng chất từ củ ra nhanh và triệt để, nhưng uống lại rất khó vì nặng độ. Nhưng chúng ta và bạn bè lại ưa dùng rượu nhẹ khoảng 28-30 độ. Vậy làm sao giải quyết được mâu thuẫn này? Mẹo như sau: Bạn ngâm bằng rượu 40 độ (quá nặng sẽ giảm mùi vị ba kích), ngâm được từ 3 tháng trở lên thì tiến hành hạ độ 28-30 độ theo link bài này: cách hạ độ rượu chuẩn.
Không nên để bình rượu ra chỗ nắng/nóng, ánh sáng mạnh
Không nên để bình rượu ra chỗ nắng/nóng, ánh sáng mạnh

Trên đây là toàn bộ nững gì chúng tôi muốn chia sẻ cho cộng đồng. Chúc các bạn có 1 bình ba kích như ý.

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận