Hiện nay, trên mạng có rất nhiều cách ngâm rượu chuối hột với nhiều cách khác nhau, khiến nhiều người hoang mang, không biết cách ngâm nào mới là chuẩn, mấy loại chuối thì loại nào mới tốt mới ngon, uống vào thì bổ gì, liều lượng ra sao, mua chuối ở đâu, bí quyết gì không hay cứ rượu thật nặng, chuối thật nhiều là ngon?
Với gần 20 năm kinh nghiệm sản suất các dòng rượu ngâm ủ, trong đó có rượu chuối hột, Rượu Việt nhận thấy khá nhiều hướng dẫn không đúng, sao chép của nhau để câu like, bán hàng, cũng không ít lầm tưởng về chuối hột coi nó như thánh dược. Vì thế, hôm nay, Rượu Việt quyết định hướng dẫn cho các bạn một tường tận cách ngâm nguyên bản nhưng quan trọng là có một số bí quyết để bình rượu thơm ngon nhất, ít chát nhất, mầu đẹp nhất, độ rượu vừa miếng nhất…
Đảm bảo khi làm theo công thức này, các bạn sẽ có được bình rượu cực phẩm, không lẫn vào đâu được, khiến bất kì ai thưởng thức cũng phải trầm trồ!
1. Chuối hột rừng và tác dụng của chuối hột rừng.
Rượu chuối hột mà chúng ta thường hay uống hiện nay chủ yếu được ngâm từ nguyên liệu là quả chuối hột rừng.
Loại chuối này còn được gọi là chuối chát, tên khoa học là musa balbisiana Golla, họ chuối, là loài chuối dại bản địa của Đông Nam Á, một trong những tổ tiên của chuối hiện đại. Chuối hột rừng chủ yếu mọc hoang ở núi rừng Tây Bắc và Tây Nguyên.
Chuối hột có nhiều hạt màu đen, quả chứa nhiều vitamin C, vitamin A, kali, và magiê, chất xơ… chuối xanh còn thì chứa hàm lượng tanin cao, chính là chất chát ta vẫn thấy trong trà xanh, vì vậy chuối hột có vị chát nhiều hơn ngọt.
Theo đông y, chuối hột chủ trị can thận, như bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực, trị sỏi thận, đau lưng…
2. Phân loại chuối hột rừng và lưu ý chọn nguyên liệu!
Có nhiều cách phân loại, nhưng cơ bản chuối hột có 3 loại đó là chuối hột trồng tại nhà, chuối hột rừng Tây nguyên và chuối hột rừng Tây Bắc. Để ngâm rượu thì loại nào cũng được, chỉ có điều loại nào tốt hơn và dễ làm hơn, thơm ngon hơn mà thôi.
Chuối hột nhà thì quả to, nhưng dược tính không bằng chuối hột rừng mọc hoang được. Ngâm loại này ta phải chế biến từ quả tươi, khá phức tạp. Vậy nên không phù hợp với những ai quá bận rộn, bởi sơ chế nó rất cầu kỳ, cần phơi 4 đến 6 nắng nên rất dễ dính mốc nếu làm vào mùa mưa hay gặp ngày ít nắng, khổ nhất là dính mưa.
Vì vậy, Rượu Việt khuyên bạn nên chọn loại chuối hột rừng sấy khô đóng túi, vừa tiện, giá cả cả cũng phải chăng.
Trên thị trường có 2 loại chuối hột đó là: Chuối hột rừng Tây Nguyên, và chuối hột rừng Tây Bắc. Để phân biệt 2 loại này các bạn để ý những điểm sau:
– Chuối hột rừng Tây Bắc thường là thái lát cả vỏ. Quả của nó thường ngắn và tròn lỏn. Chuối này rất hiếm khi bóc vỏ là do đặc thù rừng núi Tây Bắc trùng điệp, ngăn cách núi với núi, khó có rừng chuối bạt ngàn, thu hoạch manh mún nên không thể đầu tư máy bóc vỏ và ép bánh hàng loạt được
– Chuối hột rừng Tây Nguyên: quả thường nhỏ hơn, thuôn dài, gần như 100% được bóc vỏ, thậm trí ép bánh, nên ngâm xong vị thơm và ngọt hơn, ít chát hơn mùi vị cũng khác hẳn và giá của nó cũng đắt hơn 15-20 %
3. Bí quyết ngâm rượu chuối hột của Rượu Việt
Nhiều người nghĩ rằng, cứ ngâm chay, “chém to kho mặn”, cho rượu thật nặng trên 40 độ, chuối thật nhiều, ngâm thật lâu. Chắc chắn rượu sẽ bị chát, mầu như nước mắm cốt, uống vào thì cứ như bị tra tấn.
Nhưng ít ai biết rằng, để bình rượu chuối hột có hương vị thơm ngon, êm dịu, óng đẹp, uống 1 lại đòi 2 thì phải có bí quyết.
– Bí quyết 1 là tỷ lệ vàng: Nếu ngâm 1 loại chuối thì đơn giản và rượu sẽ kém thơm ngon. Còn bí quyết Rượu Việt là nên kết hợp cả 2 loại chuối với tỷ lệ mà tôi đã mò thử nhiều năm thì sẽ cho ra vị chat, ngọt, thơm cân bằng nhất, đó là 65% chuối hột khô Tây nguyên, và 35% chuối hột khô Tây bắc
– Bí quyết thứ 2 là phải có gia vị, cho vào bình rượu vài ba quả la hán và chuối tiêu chín. Tại sao lại kết hợp với quả la hán và chuối chín? Lý do chính là vì la hán mát gan, mùi vị của 2 loại này khá thơm nhưng trung tính không hắc, thơm nhẹ, hợp với khứu giác loài người
– Đặc biệt la hán có chất tên là mogroside V, tạo ra vị ngọt gấp 300 lần đường trắng mình hay ăn
– Còn chuối chín có đường hoa quả tự nhiên fructose, dễ hấp thu vào cơ thể. Chính vì vị ngọt của 2 loại quả này giúp bình rượu của chúng ta có mùi thơm và vị ngọt hơn, đặc biệt khác lạ hơn
– Bí quyết 3 là đừng ngâm rượu nặng, sai lầm lớn là ai cũng tưởng rượu 40 độ nặng độ mới tiết ra hết chất. Bạn chỉ ngâm dưới 35 độ, tầm 30-33 là quá đủ để thúc tiết ra hết chất lại vừa miếng và thơm ngon.
4. Chuẩn bị nguyên liệu
– 1,5 kg chuối hột khô Tây Nguyên bóc vỏ, 0,5 kg chuối hột khô Tây Bắc thái lát
– 12 lít rượu trắng 30-33 độ! (nếu có rượu nặng hơn thì vào mục “công cụ” của web Rượu Việt, sử dụng tính năng hạ độ rượu. Chỉ cần nhập số vào là auto tính toán lượng nước cần thêm vào để hạ đúng độ bạn muốn)
– 2 quả la hán + 2 quả chuối tiêu chín.
– Bình ngâm tôi chọn chọn bình ngâm thuỷ tinh 15 lít
5. Sơ chế nguyên liệu
Để có một bình rượu ngon và đảm bảo vệ sinh, chúng ta lưu ý phải rửa sạch bằng nước tất nguyên liệu trước, rửa 2-3 nước các bạn nhé, bởi bà con nông dân phơi ngoài sân, ngoài đường nên có thể bám đất cát, bụi bẩn.
Tiếp đến, chúng ta cũng cần tráng qua bằng rượu nhé, đừng nên tiếc. Vì sao? Đó là đề phòng các nhà sx hay lái buôn dùng phụ gia bảo quản, hay nấm mốc phát sinh trong lúc bảo quản). Chứ không phải tráng để sạch khuẩn, bởi vì đã ngâm với rượu từ 20 độ trở lên không khuẩn nào sống được. Sau khi xóc thật sạch bằng rượu, bạn nên đổ bỏ phần rượu tráng đi.
Quả la hán chúng ta sẽ bóp bẹp, chuối chín chúng ta cắt lát ra hoặc nghiền cho bẹp.
6. Tiến hành ngâm
Ngâm với tỷ lệ 1-5. (1kg chuối tương đương với 5 lít rượu).
Với 2 kg nguyên liệu chuối hột, chúng ta cần 10 lít rượu. Bạn có thể ngâm ít hay nhiều nguyên liệu thì cứ theo chia ra theo tỷ lệ trên mà tính toán
Sau đó chúng ta tiến hành cho tất cả nguyên liệu vào bình, đổ rượu vào và đậy kín nắp bình và để ra chỗ thoáng mát.
Sau 3 tháng chúng ta có thể lấy ra uống được, còn để ngon nhất thì nên để sau 6 tháng.
Hi vọng những kiến thức và bí quyết mà Rượu Việt vừa chia sẻ trên có thể giúp các bạn ngâm được một bình rượu thật đẩng cấp, khác biệt, thơm ngon, dễ uống.