Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the head-footer-code domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/hnadeqya/ruouviet.com.vn/DocumentRoot/wp-includes/functions.php on line 6114

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the woocommerce domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/hnadeqya/ruouviet.com.vn/DocumentRoot/wp-includes/functions.php on line 6114

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the wpdiscuz domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/hnadeqya/ruouviet.com.vn/DocumentRoot/wp-includes/functions.php on line 6114

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the wordpress-seo domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/hnadeqya/ruouviet.com.vn/DocumentRoot/wp-includes/functions.php on line 6114

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the imagify domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/hnadeqya/ruouviet.com.vn/DocumentRoot/wp-includes/functions.php on line 6114
Phân biệt củ ba kích, thực trạng nhức nhối hiện nay
Trang chủ » Phân biệt củ ba kích, thực trạng nhức nhối hiện nay

Phân biệt củ ba kích, thực trạng nhức nhối hiện nay

Rượu ba kích tương truyền từ lâu là thần dược của phái mạnh, giúp phục hồi, bồi bổ dương khí, giúp cánh đàn ông mạnh mẽ trong chuyện giường chiếu. Một số bài báo, sách viết về công dụng của sâm tươi, tham khảo: .Không những thế, nó còn là chất xúc tác lòng người đưa vào câu chuyện trên bàn nhậu. Vì giá trị kinh tế củ ba kích khá cao, nên các gian thương hay trà trộn, làm giả củ ba kích. Dựa vào kinh nghiệm hơn 20 năm làm nghề, ăn ngủ giữa rừng nguyên liệu. Rượu Việt sẽ hướng dẫn các bạn cách phân biệt củ ba kích, tránh bị chuộc lợi. 

Củ ba kích hay bị nhầm lẫn với rễ cây viễn chí và củ ba kích Tây Nguyên – ba kích ruột ngựa. Đặc điểm của từng loại được nêu dưới bài .

Đặc điểm củ ba kích? 

Theo cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của giáo sư Đỗ Tất Lợi – người được trao giải thưởng HCM về Khoa học và Kỹ thuật, ba kích hay còn gọi là cây ruột gà, rau đắng, rau sam đắng có tên khoa học là Bacopa monnieri (L.) Pennell, là loài thực vật thuộc họ hoa mõm chó Sro Funariaceae 

Ba kích là cây dây leo sống nhiều năm, thân mảnh có lông mịn. Khi non có màu trắng vàng và khi già có màu nâu tím. Quả phủ lông, màu đỏ khi chín, sờ lá rát tay. Rễ cây phình to. Cây mọc leo thành bụi ven rừng đồi núi có độ cao dưới 500m. Thân giòn, bẻ dễ gãy nhưng lõi rất dai khó cắt, kể cả cắt bằng máy cũng rất khó.

Củ ba kích vỏ mỏng, dễ dãy, lõi rất dai. Ảnh Rượu Việt chụp thực tế
Củ ba kích vỏ mỏng, dễ dãy, lõi rất dai. Ảnh Rượu Việt chụp thực tế

Tác dụng củ ba kích 

  • Khi còn khó khăn, đồng bào dùng cây ba kích làm rau ăn, có thể ăn sống 
  • Người Quảng Ninh còn dùng để chữa ho, bổ thận. Sắc dưới dạng thuốc 6-12g cây khô rồi uống 
  • Ấn Độ mang cây giã nát với dầu hỏa đắp lên chữa tê thấp 
  • Theo Y Học Cổ Truyền, vị thuốc ba kích có tác dụng ôn thận trợ dương, mạnh gân cốt, sử dụng trong các bệnh liệt dương, di tinh, mộng tinh, xuất tinh sớm. Cánh mày râu sử dụng tăng sinh lực rất tốt 

Cách phân biệt và thực trạng củ ba kích rừng và ba kích trồng

Củ ba kích chia làm 2 loại: củ ba kích trồng và củ ba kích rừng. Do hiệu suất kinh tế cao khoảng 200-350k/cân và dễ sống, củ ba kích được các hộ dân trồng ở ven đồi. Cùng với thổ nhưỡng dinh dưỡng và xốp nên củ ba kích trồng có thân to, ít mắt, không ngoằn nghèo. Hiện nay 99% ba kích trên thị trường là ba kích trồng do sức mua lớn, dẫn đến tận diệt ba kích rừng.

Ba kích rừng củ bé, còi cọc, ngoằn nghèo, nhiều mắt, không đẹp mã nhưng do tâm lý chuộng tự nhiên nên giá ba kích rừng khá cao 600-700k/kg. Chúng tôi đã đi cùng bà con dân tộc tại rừng Tiên Yên, Quảng Ninh – thủ phủ ba kích Việt Nam nhưng một ngày trời chỉ gom được 3 lạng ba kích. Có thể phục ở các chợ cóc do bà con tự lập nhưng rất khó do đã quen có thương lái thu mua. 

Củ ba kích mọc theo chùm - từ 0.4-0.7kg/chùm. Ảnh Rượu Việt chụp thực tế
Củ ba kích mọc theo chùm – từ 0.4-0.7kg/chùm. Ảnh Rượu Việt chụp thực tế

Các gian thương hay lựa chọn những củ ba kích trồng xấu, còi cọc để làm giả củ ba kích rừng mang đi bán. Những củ trồng bỏ đi nay lại có giá đến cả triệu/kg. Để phân biệt được cực kỳ khó, các bạn nên lựa chọn các nguồn uy tín. Có thể liên hệ Rượu Việt bằng cách bình luận dưới bài, chúng tôi sẽ cố gắng kết nối để mua ba kích rừng. 

Củ ba kích hay bị nhầm lẫn với củ viễn chí và “củ ba kích Tây Nguyên”, hãy đi sâu tìm hiểu từng loại. 

Đặc điểm rễ cây viễn chí 

Viễn chí là cây thân thảo, cao khoảng 10 – 20cm. Loại thực vật này chia cành ngay từ gốc, cành có hình sợi và được phủ lông mịn xung quanh. Hoa có màu xanh nhạt, tím ở đỉnh và trắng ở giữa, hoa mọc thành chùm ngắn và gầy. Rễ cây thon dài, màu vàng đậm 

Đông y, viễn chí tác dụng dưỡng tâm, an thần, không có tác dụng sinh lý cũng như chưa xuất hiện công trình nghiên cứu khoa học nào 

Củ viễn chí nhỏ, số ít màu trắng vàng, đa số màu đỏ, cong queo, mỗi rễ dài từ 5-15cm, đường kính 0.3-0.8cm. Có những nếp nhăn và đường nứt ngang. khi bẻ có ít nước ứa ra. Có vị đắng, hơi cay

Đặc điểm rễ cây viễn chí 
Đặc điểm rễ cây viễn chí 

Phân biệt rễ cây viễn chí và củ ba kích: 

  • Rễ cây viễn chí có kích thước khá đồng đều, hiếm có rễ còi cọc hay quá to, ngược lại với ba kích 
  • Lõi giòn, dễ gãy, độ dai thua xa củ ba kích, khi bẻ rễ có nước tạo thành dòng, nhiều nước hơn ba kích 
  • Ngâm rượu cho ra màu đỏ thẫm 
Rễ cây viễn chí và cây viễn chí. Nguồn ảnh: Internet
Rễ cây viễn chí và cây viễn chí. Nguồn ảnh: Internet

“Củ ba kích” Tây Nguyên – “ba kích” ruột ngựa 

“Củ ba kích Tây Nguyên” cũng là loài thực vật chi nhàu, họ cà phê, dây leo. Rễ to, đường kính từ 2-5cm, mọc thẳng, bề ngoài màu nâu đỏ, giống củi. Thịt dày, chắc. 

"Ba kích" Tây Nguyên - "Ba kích" ruột ngựa mọng nước, bẻ gãy đôi rỉ nước. Ảnh Rượu Việt chụp thực tế
“Ba kích” Tây Nguyên – “Ba kích” ruột ngựa mọng nước, bẻ gãy đôi rỉ nước. Ảnh Rượu Việt chụp thực tế

Trên thực tế, người dân tự gọi tên và ám thị giống củ ba kích như Miền Bắc. Khả năng cao do các thương lái, người dân tự phong, dựa vào hình dáng để gán mác trục lợi. Hiện nay vẫn chưa rõ tên khoa học và chưa biết có cùng họ với ba kích miền Bắc hay không? Tác dụng thì không ai dám chắc, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào về giống cây này. Tất cả mang tính chất phỏng đoán, các bạn nên cẩn thận vẫn hơn. 

"Ba kích" Tây Nguyên giòn, vỏ dày, sẫm màu. Ảnh Rượu Việt chụp thực tế
“Ba kích” Tây Nguyên giòn, vỏ dày, sẫm màu. Ảnh Rượu Việt chụp thực tế

Phân biệt củ ba kích với “củ ba kích” Tây Nguyên

  • Rễ cây ba kích Tây Nguyên có kích thước to, thẳng hơn củ ba kích 
  • Lá cây ba kích Tây Nguyên rất ít lông, thi thoảng có lông mịn 
  • Thân cây có màu xanh như lá cây, không có màu tím như ba kích 

Thường có 2 loại. Tùy vào độ to của rễ, thương lái bán 100k/kg loại 2 và 120k/kg loại 1.

Chỉ bằng mắt thường chúng ta đã dễ dàng nhận ra củ ba kích và "củ ba kích" Tây Nguyên. Ảnh Rượu Việt chụp thực tế
Chỉ bằng mắt thường chúng ta đã dễ dàng nhận ra củ ba kích và “củ ba kích” Tây Nguyên. Ảnh Rượu Việt chụp thực tế

Các bài viết sau chúng tôi sẽ đi sâu về cách trồng, cách thu hoạch, chọn giống ba kích. Kính mong bạn đọc góp ý. 

5 2 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận